Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cần lưu ý gì khi Bác sĩ khám bệnh?

Thời gian bác sĩ dành để thăm khám cho mỗi người bệnh thường chỉ kéo dài khoảng 10 phút. Cần làm gì để tận dụng khoảng thời gian ít ỏi này, cần lưu ý gì khi bác sĩ khám bệnh?

Quan sát người bệnh có thể phát hiện ra nhiều dấu hiệu về sức khỏe.

Bệnh nhân thường không nhận thấy rằng, trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể quan sát mình. Bộ phận được chú ý nhất là bàn tay bởi có nhiều dấu hiệu về sức khỏe thể hiện ở đây hơn bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.

Cần lưu ý gì khi Bác sĩ khám bệnh?

Cần lưu ý gì khi Bác sĩ khám bệnh?

Nếu có chảy máu dưới móng tay như những mảnh vụn nhỏ đôi khi là dấu hiệu của nhiễm khuẩn van tim. Nếu bàn tay có biểu hiện dày lòng, co cứng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc thừa cồn.

Mặc dù chưa có ai giải thích được lý do tại sao nhưng nếu phần mô mềm xung quanh ngón tay và ngón chân có biểu hiện sưng, hình dáng trông giống que diêm có thể là biểu hiện của bệnh tim, bệnh phổi, xơ gan hoặc viêm ruột.

Thiết lập mô hình bệnh lý qua các triệu chứng.

Bác sĩ tư vấn thường rất nỗ lực trong việc lắng nghe giãi bày của người bệnh về những biểu hiện mà họ đang gặp phải, nhiều khi là cả một danh sách các vấn đề.

Bác sĩ sẽ liên kết các dữ liệu này và có thể ngay lập tức thiết lập một mô hình bệnh lý. Chẳng hạn cảm giác khát nước, giảm cân và đi tiểu nhiều là bệnh tiểu đường, trừ khi có các chứng minh khác.

Ngoài ra, đối với bác sĩ gia đình, có thể họ phải tiếp nhận thông tin không chỉ của người bệnh mà còn cả thành viên khác nữa nên quy tắc vàng được áp dụng trong thời gian 10 phút ngắn ngủi là ưu tiên những vấn đề cấp bách cần sự can thiệp nhất của bác sĩ.

Kết hợp với các thiết bị hỗ trợ để chẩn đoán bệnh.

Hai mươi năm trước đây, các bác sĩ phải có nhiều kỹ năng hơn trong việc chẩn đoán bệnh tim bằng ống nghe. Nhưng ngày nay, họ đã có thể chuyển sang siêu âm tim, trong đó sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra tim trong khi nó vẫn hoạt động bình thường để xác định vấn đề. Bác sĩ cũng nhận thấy, bệnh nhân có vẻ yên tâm hơn bởi cảm giác của kim loại trên da.

Cần lưu ý gì khi bác sĩ khám bệnh - 2

Bác sĩ sẽ kết hợp với các thiết bị hỗ trợ để khám bệnh.

Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị.

Kết thúc quá trình thăm khám, việc làm quan trọng nhất của bác sĩ là ra được chỉ định điều trị đối với bệnh nhân. Đối với những vấn đề cấp bách, biện pháp được chỉ định có thể là phẫu thuật. Tiếp theo là việc sử dụng thuốc tối ưu để tránh dị ứng, tương tác hay hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Chính vì vậy mà họ thường sử dụng các loại thuốc quen thuộc như một vài loại thuốc kháng sinh thông dụng, thuốc kháng sinh cho các viêm nhiễm cụ thể, đặc biệt là thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai đường uống, liệu pháp thay thế hormone, thuốc lợi tiểu, steroid, kem bôi da, thuốc chống trầm cảm…

Đôi khi, các bác sĩ cũng nhận ra hạn chế của các loại thuốc này nhưng họ chưa sẵn sàng đổi sang thuốc mới vì lo sợ không thích hợp với thể trạng bệnh nhân của họ.

Bên cạnh đó, đối với những người bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ… thì bác sĩ có thể còn chỉ định về chế độ ăn hay luyện tập để hạn chế sự tiến triển hay biến chứng bệnh.

Nguồn: Giaoducthoidai.

Cẩm nang sức khỏe sưu tầm.