Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới mất thính lực?

Mất thính lực là tình trạng bệnh nhân nghe thấy âm thanh nhưng rất kém hoặc không thể nghe thấy âm thanh của người khác ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường

Bệnh khiếm thính hay còn được gọi là là bệnh điếc tai hay mất thính lực, là tình trạng bệnh nhân nghe thấy âm thanh nhưng rất kém. Thậm chí không thể nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn. Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn mất thính lực được chia thành ba loại:

  • Dẫn truyền (liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa)
  • Thần kinh (liên quan đến tai trong)
  • Hỗn hợp (kết hợp cả hai)

Lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài đều góp phần làm tăng nguy cơ gây giảm thính lực. Các yếu tố kháccó thể tạm thời làm giảm mức độ thu nhận âm thanh của tai như ráy tai quá mức. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp giúp cải thiện hoàn toàn các loại mất thính lực nhưng có thể cải thiện những gì nghe được.

Nguyên nhân gây bệnh mất thính lực là do đâu?

Tai được chia thành ba khu vực là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm khi truyền đến tai ngoài sẽ khiến màng nhĩ rung động. Màng nhĩ và ba xương nhỏ của tai giữa chịu trách nhiệm khuếch đại các rung động khi chúng di chuyển đến tai trong, khi đó các rung động truyền qua chất lỏng trong cấu trúc ở ốc tai.

Hàng ngàn sợi lông nhỏ được gắn vào các tế bào thần kinh trong ốc tai, giúp chuyển các rung động âm thanh thành tín hiệu điện để truyền đến não, não sẽ chuyển những tín hiệu này thành âm thanh.

Nguyên nhân gây mất thính giác bao gồm:

  • Bẩm sinh.
  • Tổn thương tai trong: lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn kéo dài có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai khi gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc tế bào thần kinh này bị tổn thương, hư hỏng hoặc biến mất, tín hiệu điện không được truyền đi một cách hiệu quả gây mất thính giác.
  • Tiếng ồn: một tiếng động rất lớn, như tiếng súng hoặc tiếng nổ, có thể làm hỏng thính giác và có thể gây ra tình trạng nghe kém.
  • Tích tụ ráy tai: ráy tai có thể chặn ống tai và ngăn cản sự truyền sóng âm thanh. Việc loại bỏ ráy tai có thể giúp khôi phục thính giác.
  • Nhiễm trùng tai và phát triển xương bất thường hoặc khối u: xảy ra ở tai ngoài hoặc tai giữa, bất kỳ biến đổi nào đều có thể gây mất thính lực.
  • Rách màng nhĩ: màng nhĩ có thể bị rách gây ảnh hưởng đến thính giác do những tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, vật nhọn chọc vào màng nhĩ.
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể làm hỏng tai và gây mất thính giác, bao gồm một số thuốc điều trị ung thư, bệnh tim và nhiễm trùng nặng. Đôi khi, mất thính lực có thể là vĩnh viễn, nhưng trong các trường hợp khác, điều này sẽ biến mất sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Triệu chứng thường gặp của bệnh mất thính lực

Gặp khó khăn khi nghe các lời nói và âm thanh khác.

Khó để có thể hiểu hết các câu từ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong một đám đông.

Khó nghe được các phụ âm.

Hay yêu cầu người khác nói chậm, rõ ràng và to hơn.

Nghe hoặc xem tivi và radio với âm thanh lớn.

Các cuộc trò chuyện thông thường cũng trở nên khó khăn.

Phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh mất thính lực?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết thêm, điều trị mất thính lực phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của mất thính lực.

Loại bỏ ráy tai: ráy tai gây tắc nghẽn cũng có thể là một nguyên nhân của mất thính lực. Loại bỏ ráy tai bằng cách hút hoặc bằng một dụng cụ nhỏ có một vòng ở đầu cũng là một cách để phục hồi thính lực.

Phẫu thuật: điều trị bằng phẫu thuật có thể được áp dụng cho một số loại mất thính lực, bao gồm cả bất thường của xoang tai hoặc xương nhĩ (ossicles). Nếu bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể chèn các ống nhỏ giúp thoát dịch ở tai.

Thiết bị trợ thính: trường hợp mất thính lực do tổn thương tai trong, máy trợ thính là lựa chọn ưu tiên.

Cấy ghép ốc tai điện tử: nếu bị mất thính lực nghiêm trọng và máy trợ thính thông thường không cải thiện triệu chứng nghe kém, thì cấy ốc tai điện tử có thể là một lựa chọn thích hợp. Không giống như máy trợ thính khuếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai điện tử có tác dụng thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng hoặc không hoạt động của tai trong và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác.

Xem hướng dẫn Bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn