Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Các triệu chứng và phương pháp điều trị dị ứng hiệu quả nhất

Khi bị dị ứng khiến cơ thể ta khó chịu, ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa nhiều ngoài da và thường rất phổ biến ở mọi độ tuổi, vậy có thể điều trị bệnh như thế nào?

Dị ứng là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Khi cơ thể chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng dẫn tới bệnh dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Dị ứng là một căn bệnh khá phổ biến xảy ra ở nhiều người. Một số triệu chứng của người bị dị ứng như: mẩn ngứa, sổ mũi, thậm chí bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng có những dấu hiệu và triệu chứng gì?

Biểu hiện ngoài da: nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, hoặc chàm, đỏ da, viêm da dị ứng. Một số trường hợp đột ngột chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan liên tục, khò khè, khó thở.

Đường tiêu hóa thường có những biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn là nôn ra máu, tiêu chảy kèm máu…

Bác sĩ cho biết triệu chứng nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ: trong trường hợp này người bị dị ứng có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Cách điều trị dị ứng như thế nào?

Điều trị dị ứng trước hết người bệnh cần tránh xa hoặc giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu trường hợp người bệnh bị dị ứng với phấn hoa hoặc các chất truyền dẫn trong không khí thì việc tránh tiếp xúc này rất khó thực hiện.

Liệu pháp dùng thuốc: Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn một số thuốc đối kháng được sử dụng để ngăn chặn dị ứng, hoặc tránh kích hoạt các tế bào và các quá trình gây dị ứng. Chúng bao gồm thuốc kháng glucocorticoids, histamine, epinephrine (adrenaline), natri cromolyn và theophylline.

Liệu pháp miễn dịch: Người bệnh sẽ được tiêm các chất gây dị ứng với liều tăng dần. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một hình thức thứ hai của miễn dịch liên quan đến việc tiêm tĩnh mạch các kháng thể kháng IgE (Anti-IgE) dòng đơn. Một dạng thứ ba là miễn dịch dưới lưỡi, là một liệu pháp đường miệng, lợi dụng sự miễn dịch yếu đối với các kháng nguyên không gây bệnh như các loại thực phẩm và vi khuẩn thường trú.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!