Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ khuyến cáo thực phẩm nào không nên ăn sống hoặc dùng tái?

Bác sĩ cảnh báo có nhiều loại thực phẩm dưới đây bạn và các thành viên trong gia đình không nên dùng để ăn sống hoặc tái.

Thực phẩm sống, thực phẩm tái luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Đặc biệt, với các thực phẩm rất thông dụng dưới đây, bạn càng nên nấu chín thật kĩ trước khi ăn.

Rau mầm họ đậu

Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa.

Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim… cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc.

nhung-thuc-pham-nao-khong-nen-an-song-hoac-dung-tai-Thongtinbenhcom1

Thịt gà

Thịt gà chế biến không kỹ sẽ còn rất nhiều vi khuẩn

Thông thường, thịt gà hay bất cứ loại gia cầm nào khác đều được bán ra ở dạng đã sơ chế cơ bản (bỏ lông, bỏ nội tạng).

“Quãng đường đi” của thịt gà từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả một quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất bẩn gây nguy hại khác có thể đưa bạn tới viện nếu chế biến không kỹ.

Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C.

Cà chua xanh

Trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

Tốt nhất là bạn nên lựa chọn, chế biến và ăn cà chua chín đỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

nhung-thuc-pham-nao-khong-nen-an-song-hoac-dung-tai-Thongtinbenhcom2

Sắn (khoai mì)

Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzym, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể.

Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.

Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.