Tụy là bộ phận nằm ở phần bụng trên, sau dạ dày, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
- Sán lá gan: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa
- Tìm hiểu thông tin về bệnh hở van hai lá
- Dấu hiệu và nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Viêm tụy cấp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường
Bệnh viêm tụy cấp là gì?
Theo thầy Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, viêm tụy cấp là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc trong tiêu hóa thức ăn. Trước đây, bệnh thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn do ăn nhiều thức ăn giàu đạm, dầu mỡ cộng thêm việc uống nhiều rượu bia. Cơ chế là do men trypsin của tụy từ dạng không hoạt động chuyển thành dạng hoạt động làm tổn thương nhu mô tụy.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tụy là gì?
Theo nhiều chia sẻ trên chuyên mục cẩm nang sức khỏe, một số nguyên nhân có thể gây ra viêm tụy cấp bao gồm:
- Phổ biến nhất là do sỏi mật và uống rượu
- Tác dụng phụ của thuốc kê theo toa
- Đã từng phẫu thuật bụng
- Sự bất thường ở ruột và tuyến tụy
- Nhiễm trùng hiếm gặp (như quai bị)
- Sự tắc nghẽn hay hình thành sẹo ở tuyến tụy, ung thư, và nhiễm trùng tuyến tụy
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy cấp bao gồm:
- Hút thuốc nhiều
- Lạm dụng rượu bia: những người thường xuyên uống quá nhiều rượu bia có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường
- Tiền sử gia đình
- Nồng độ mỡ trong máu cao
- Mắc một số bệnh lý khác, như bệnh sỏi mật hay bệnh xơ nang
- Các vấn đề về mặt cấu trúc của tuyến tụy hoặc ống mật, đặc biệt là trong trường hợp mà tuyến tụy bị chia tách và có 2 ống dẫn mật chính
- Sử dụng thuốc, bao gồm liệu pháp estrogen và một số loại kháng sinh
Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp thường khởi phát bằng triệu chứng đau bụng. Tính chất đau:
- Thường đau ở vùng trên rốn, có khi lan rộng sang hai bên vùng dưới sườn phải, xuyên ra sau lưng.
- Thường đau đột ngột, ngày càng tăng dần.
- Đau bụng có thể kéo dài nhiều ngày. Có thể xuất hiện nhiễm trùng (sốt) trong viêm tụy cấp do rượu và thường đến muộn sau 5-7 ngày.
- Buồn nôn, nôn mửa, mạch nhanh, tăng cảm giác đau thành bụng, chướng bụng
Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì?
Ngoài ra theo bác sỹ tư vấn, có thể xuất hiện vàng da hoặc có thể có dấu xuất huyết nội hay các mảng bầm tím ở quanh rốn hay vùng hông. Thể viêm tụy nặng có xuất huyết, hoại tử với hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, bụng trướng và đau lan rộng (có thể có dấu bụng ngoại khoa) thì phải tiến hành cấp cứu kịp thời không thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Viêm tụy cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm hô hấp: Đau và tình trạng nằm lâu gây ứ đọng đờm dãi, xẹp phổi, viêm phổi. Nhiều trường hợp viêm tụy cấp có tràn dịch màng phổi.
- Suy giảm chức năng thận
- Biến chứng dạ dày, ruột
- Trụy tim mạch
Một số biện pháp phòng bệnh viêm tụy chúng ta nên biết
Để phòng chống bệnh viêm tụy cho bản thân và gia đình chúng ta nên áp dụng một số các biện pháp sau đây:
- Không lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá. Chia nhỏ và đều các bữa ăn trong ngày. Hạn chế dùng quá nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày.
- Tuân thủ chế độ ăn giàu carbonhydrat. Carbohydrate cung cấp năng lượng giúp chống mệt mỏi. Chúng có trong các thực phẩm làm từ tinh bột hoặc đường. Thử với phần lớn lượng calo hằng ngày từ ngũ cốc, rau và đậu.
- Uống nhiều nước. Nếu chúng ta bị viêm tụy mạn, phải đảm bảo uống đủ dịch để không bị mất nước. Mất nước có thể gây đau và kích thích tụy và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Đây chính là những việc làm cần thiết để tự mình có thể bảo vệ tính mạng mình chúng ta nên nhớ.
Nguồn: bacsy.edu.vn