Bệnh cúm là căn bệnh nguy hiểm và có thể gặp nhiều biến chứng, vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý tìm hiểu kiến thức chăm sóc con tại nhà.
- Bác sĩ tư vấn: U nang buồng trứng và khả năng sinh sản
- Biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa đông
- Thực hư về loại thuốc “đánh bay” nồng độ cồn sau khi uống bia rượu
Mùa đông xuân tạo điều kiện cho virus cúm phát triển
Mùa đông xuân tạo điều kiện cho virus cúm phát triển
Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virút cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ…Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do bệnh cúm.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ tư vấn, căn bệnh này lại thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường, tuy nhiên nếu chú ý thì chúng ta sẽ thấy 2 căn bệnh cảm cúm này có những dấu hiệu rất riêng biệt. Theo đó, nếu trẻ bị mắc bệnh cúm do virus thì chúng có thể bị sốt cao liên tục 39 – 400C khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình hoặc viêm long đường hô hấp. Đặc biệt, bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Cách chăm sóc trẻ bị mắc bệnh cúm tại nhà
Cách chăm sóc trẻ bị mắc bệnh cúm tại nhà
Bệnh cúm là căn bệnh nguy hiểm và có nhiều biến chứng nên khi chăm sóc trẻ các bậc cha mẹ nên chú ý những điều sau đây:
- Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo được từ 380C bằng paracetamol đơn chất với liều 10mg – 15mg/kg cân nặng cơ thể mỗi 4 – 6 giờ kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước táo… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, ấm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, xúp dinh dưỡng, sữa nóng…
Các bậc cha mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy bệnh trầm trọng hơn, trẻ bỏ ăn bỏ uống, quấy khóc nhiều, đặc biệt là sốt cao liên tục không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt và lau nước mát tích cực. Ngoài ra các bậc cha mẹ cũng nên có ý thức chủ động phòng bệnh bằng cách nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà bông và nước sạch. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn. Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim…và tiêm phòng ngừa bệnh cúm trong tháng tuổi Bộ y tế khuyến cáo.
Nguồn: bacsy.edu.vn