Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Một số kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản quan trọng cần phải biết

Trang bị những kiến thức và kỹ năng sơ cứu cơ bản có thể cứu sống người khi cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng sơ cứu mà ai cũng nên biết và nắm vững.

Một số kỹ năng sơ cứu mà ai cũng nên biết

Một số kỹ năng sơ cứu mà ai cũng nên biết

Theo các bác sĩ tư vấn, nguyên tắc quan trọng nhất trước khi học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó trong thời gian chờ đợi, nếu bạn có thể thì hãy sơ cứu cho nạn nhân. Ngoài ra cần đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Cách sơ cứu nạn nhân bị đau tim

Biểu hiện của cơn đau tim đôi khi có thể rất rõ ràng như: tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức.

Sau đây là một số triệu chứng của cơn đau tim bạn cần biết:

  • Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.
  • Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng.
  • Mệt mỏi.
  • Khó ngủ
  • Đầu óc không tỉnh táo.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cảm giác hồi hộp, bất an.

Sau khi gọi trợ giúp, nếu nạn nhân hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang không sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin thì bạn hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.

Kỹ thuật hô hấp nhân tạo

Kỹ thuật hô hấp nhân tạo

Hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, kỹ năng hô hấp nhân tạo quyết định sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. Bạn nên tham gia một khóa học về kỹ năng hô hấp nhân tạo, nhờ đó bạn có thể thực hành kỹ năng này một cách đúng trình tự và thu nhận được các kinh nghiệm quan trọng trong quá trình học.

Ngay cả khi không được đào tạo, bạn vẫn có thể cứu mạng người nếu xung quanh không có ai. Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Bạn không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.

Sơ cứu đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng

Trong trường hợp đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu nạn nhân không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.
  • Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn.
  • Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.

Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì: đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.

Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý không bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.

Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thoát ra. Nếu dị vật không thoát ra, chuyển sang tư thế sau đây:

Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.

Cứu người chết đuối

Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Các trình tự cứu người như sau: Với tay – ném – chèo thuyền – bơi ra.

Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.

Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức.

Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.

Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.

Sơ cứu vết bỏng

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết: Những trường hợp bỏng nặng sẽ cần tới sự trợ giúp của bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sơ cứu như sau:

  • Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.
  • Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHÔNG bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.
  • Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.
  • Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.

Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.