Ngoài những dưỡng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày thì kẽm cũng là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên vi chất này lại thường xuyên bị con người lãng quên.
- Dây ruột gà chữa trẻ sốt cao co giật hiệu quả
- Bác sĩ tư vấn hướng dẫn dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư
- Cách chăm sóc và điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả
Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể
Ngoài những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng như glucid, lipid, protid để cơ thể phát triển mạnh khỏe phải kể đến vai trò của rất nhiều vi chất khác. Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiêt cho cơ thể, nhưng thực tế tình trạng thiếu kẽm lại rất cao. Vì thế, bác sĩ Lê Thị Ngoan – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cung cấp tới bạn đọc những thông tin quan trọng về vi chất này.
Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể
Theo các bác sĩ tư vấn, Kẽm có vai trò trong phân chia tế bào, giúp cho hoạt động diễn ra bình thường, đầy đủ. Do vậy nếu như phụ nữ mang thai thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, thấp hơn so với bình thường. Trẻ em thiếu kẽm sẽ làm chậm tăng trưởng, dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục.
Kẽm có nồng độ cao ở não, điều hòa hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh do vậy khi thiếu kẽm sẽ gây bất thường trong hoạt động thần kinh: Trí tuệ kém phát triển, rối loạn thần kinh, tâm thần phân liệt…
Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, nên khi thiếu kẽm sẽ dễ gây giảm canxi trong não với biểu hiện kích thích thần kinh, cáu gắt.
Kẽm điều hòa chức năng nội tiết, tổng hợp các hormone tăng trưởng, insulin… cùng với các vitamin A, E… làm tăng khả năng miễn dịch, chống đỡ lại các nhiễm khuẩn.
Nhờ khả năng điều hòa thần kinh và thể dịch giúp cơ thể phát triển toàn diện, thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài nên khi thiếu kẽm sẽ gây kém thích nghi, dễ bệnh.
Kẽm phân bổ vào da, tóc, móng… Khi thiếu kẽm tóc xơ cứng, móng tay dễ bị gãy, chậm mọc lại, trên móng thường có những vết trắng, da khô sạm.
Kẽm có vai trò trong nhạy cảm của vị giác, nên khi thiếu kẽm sẽ gây suy giảm vị giác, ăn không ngon, chán ăn, nặng hơn gây viêm lưỡi bản đồ, viêm niêm mạc miệng.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tinh dịch, chất lượng tinh trùng cũng như khả năng tình dục của nam giới
Những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm
Những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm
Trong cuốn cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ về những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm, cụ thể như:
- Người ăn chay, do phần lớn thực phẩm giàu kẽm là các sản phẩm thịt
- Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột… do giảm khả năng hấp thu kẽm từ thực phẩm.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú do nhu cầu tăng cao để đảm bảo cung cấp cho sự phát triển của bào thai, đặc biệt trong những tháng đầu tiên.
- Trẻ em từ 6 tháng, do lượng kẽm trong sữa mẹ lúc này không đủ đáp ứng nhu cầu của con mà thức ăn thêm không đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết.
- Bệnh lý hồng cầu hình liềm cũng cho thấy tỉ lệ thiếu kẽm cao lên tới 70%
- Đàn ông trưởng thành cũng cần thiết bổ sung kẽm bởi có tới 5mg kẽm mất đi trong quá trình xuất tinh, xuất tinh thường xuyên sẽ gây thiếu hụt kẽm lâu dần làm giảm chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục và có thể mắc chứng vô sinh.
Bổ sung kẽm như thế nào?
Theo các bác sĩ gia đình, lựa chọn hàng đầu luôn là những thực phẩm giàu kẽm kể đến như: Sò, hàu, thịt bò, thịt cừu, tôm, cua, cá, mầm lúa mì, hạt bí ngô, cacao, hạnh nhân, táo, chè xanh…Trong đó kẽm có nguồn gốc động vật được đánh giá cao hơn với hàm lượng lớn, dễ hấp thu và giá trị sinh học cao hơn kẽm có nguồn gốc thực vật.
Bổ sung kẽm từ các nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày
Hoặc lựa chọn bổ sung bằng các chế phẩm có chứa kẽm và một số vitamin khác. Lưu ý khi sử dụng kẽm là uống sau ăn 30 phút, bổ sung cùng với vitamin A, B6, C… để tăng khả năng hấp thu, tránh dùng cùng lúc với sắt, không dùng quá 150mg mỗi ngày. Mỗi đợt bổ sung từ 2-3 tháng.
Dựa vào những thông tin trên đây chúng ta có thể thấy kẽm là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, vì thế việc bổ sung dưỡng chất này vào khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Nguồn: bacsy.edu.vn