Thuốc thường rất đắng nên các bé sẽ không dám uống hoặc uống rồi lại nhổ ra, vì thế, bậc phụ huynh thường pha thuốc kháng sinh với sữa cho con dễ uống hơn. Vậy pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?
- Các kiểu kết hợp thuốc cực kỳ nguy hiểm!
- Tác dụng của hormon tuyến giáp đối với cơ thể
- Thông tin và tác dụng cần biết về thuốc Klamentin 250
Pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?
Pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?
Theo bác sĩ tư vấn cho biết: Trong sữa có các thành phần: nước, các chất hữu cơ, chất khoáng đa vi lượng. Với độ kiềm cao cộng thêm hàm lượng lipid cao là nguyên nhân làm chậm sự hấp thu của 1 số loại thuốc như: thuốc kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt là sữa có chứa hàm lượng canxi cao sẽ tác dụng với thuốc tạo ra phức hợp khó tan và không hấp thu được.
Một số loại kháng sinh có thể mất hiệu lực khi dùng cùng với sữa như kháng sinh fluoroquinolon. Và tetracyclin cũng có sự tương tác với canxi trong sữa và tác dụng của penicillamin và trientin có thể bị mất đi nếu kết hợp uống thuốc với sữa. Đó là một số ví dụ dẫn chứng cho sự tương tác giữa thuốc và sữa cho bé.
Hậu quả của việc pha thuốc kháng sinh với sữa cho trẻ
Bác sĩ tại trường Cao đẳng Dược cho hay: Bé có thể không bú hết lượng sữa trong bình dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho các vận động của bé trong ngày.
Thuốc bị dính lại ở thành bình làm cho bé uống thuốc không đủ liều, bệnh sẽ không nhanh khỏi.
Một số bé sẽ sợ bình sữa và không dám bú sữa bình nữa và có thể bỏ bú vì ám ảnh của hỗn hợp sữa-thuốc quá đắng.
Nên ưu tiên chọn cho trẻ uống thuốc dạng siro hoặc thuốc giọt
Nên cho bé uống thuốc như thế nào?
Thường thuốc dành cho bé thường ở dạng bào chế, vì thế, bạn nên ưu tiên cho bé sử dụng thuốc uống dạng siro hoặc thuốc giọt để bé dễ uống hơn. Bởi ở dạng thuốc này sẽ đỡ đắng và một số thuốc còn có vị ngọt, vì vậy, mẹ sẽ không phải quá vất vả khi cho con uống thuốc.
Đối với trẻ buộc phải uống thuốc có vị đắng, các bà mẹ có thể áp dụng theo những phương pháp sau:
- Làm tê đầu lưỡi của trẻ bằng 1 viên đá nhỏ, cho bé uống thuốc và sau khi uống xong cho trẻ ngậm 1 viên kẹo ngọt ngay để tránh dư vị của thuốc còn sót lại.
- Những trẻ có tuổi nhỏ hơn bạn có thể nghiền nát thuốc hòa với nước sôi để nguội và có thể cho thêm 1 chút đường để bé dễ uống hơn.
Nếu nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa thì để làm giảm sự tương tác giữa sữa và thuốc, mẹ hãy cho bé uống thuốc ít nhất hai giờ sau hoặc trước khi cho bé uống sữa. Mẹ có thể lưu tâm thêm 10 điều nên tránh khi pha sữa cho bé để đảm bảo cung cấp cho bé có một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất.
Bên cạnh đó lại có những loại thuốc được khuyên dùng lúc no, có thể pha với sữa bột cho bé uống để tránh hiện tượng kích ứng dạ dày của bé như: các glucocorticoid, các kháng viêm NSAID. Chính vì thế mẹ nên hỏi kĩ bác sĩ và dược sĩ về thời gian uống thuốc cũng như là những thực phẩm có thể uống kèm với thuốc để việc dùng thuốc cho bé được an toàn và hiệu quả nhất nhé!