Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam Sài hồ

Tôi nghe nói sài hồ là một vị thuốc nam quý, có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh thông thường như cảm mạo, chữa đau đầu cho phụ nữ sau sinh,…tôi xin hỏi cách dùng vị thuốc này như thế nào?

Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam Sài hồ

Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam Sài hồ

Tác dụng của vị thuốc nam sài hồ

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền, sài hồ có lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng. Cây thường thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Rễ sài hồ được thu hái quanh năm, đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm. Theo Đông y, sài hồ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống, thăng dưỡng khí triệt ngược tà (sốt rét).

sài hồ có lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa

Sài hồ có lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa

Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam Sài hồ

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sài hồ mà bạn có thể áp dụng.

Chữa cảm mạo: Sài hồ 12 – 16g, bán hạ 8 -12g, hoàng cầm 8 -12g, đảng sâm 8 -12g, chích thảo 4 – 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 – 6 quả, sắc nước uống.

Chữa sốt rét: Sài hồ 12 – 16g, bán hạ 8 -12g, hoàng cầm 8 -12g, đảng sâm 8 -12g, chích thảo 4 – 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 – 6 quả, thảo quả và thường sơn mỗi thứ 12g sắc nước uống.

  • Trị đau đầu cho phụ nữ mới sinh

Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống – là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.

Theo sách Nội kinh có viết: “Đầu mục chư dương chi sở hội” tức là các kinh dương đều hội tụ ở trên đầu. Nguyên nhân do sau khi sinh đẻ vị khí hư nhược hoặc tỳ khí hư khí thiểu hoặc ăn uống kém hoặc không tiêu, làm cho dương khí thiếu hụt nên thanh khí không thăng được để nuôi dưỡng não tủy mà gây ra đau đầu, nặng đầu. Hoặc người bệnh vốn sẵn có bệnh nội thương như: Can dương vượng gây ra đầu thống nhân khi huyết hư suy sau đẻ là cơ hội để đầu thống tăng.

Do vị khí hư nhược: Triệu chứng: Phụ nữ sau khi sinh đẻ đau đầu, nặng đầu, choáng váng, ăn uống kém tiêu, bụng đầy, sôi bụng, người mệt mỏi, chân tay lạnh, cơ thể hư nhược. Mạch hư nhược.

Bài thuốc: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, trần bì 0,8g, sài hồ 0,8g, hoàng kỳ 0,8g, đương quy 10g, thăng ma 10g, hắc phụ tử 0,8g. Các vị trên sắc với 1.200ml nước, lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Do can dương vượng: Triệu chứng: Phụ nữ sau khi sinh đẻ đau đầu, nặng đầu, choáng váng, ngực sườn đầy tức, ăn uống kém tiêu, miệng đắng, mắt hoa, cơ thể hư nhược; Rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.

Bài thuốc: sài hồ 10g, đương quy (tẩm rượu) 10g, bạch thược (tẩm rượu) 10g, bạch truật (hoàng thổ sao) 10g, phục linh 10g, cam thảo (chích) 0,5g, bạc hà 20g, màn kinh tử 10g, cúc hoa 10g, hương phụ 10g, sinh khương (3 nhát).

Các vị trên (trừ bạc hà và sinh khương) sao giòn tán vụn rồi cho cùng bạc hà tươi và sinh khương sắc với 1.000ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần.

Để phòng chứng đau đầu sau đẻ:

Sau khi đẻ cần tránh gió, lạnh; không ăn các chất sống, lạnh. Tránh sang chấn tinh thần. Giữ gìn vệ sinh sản môn. Chỗ ở thoáng, đủ ánh sáng, đủ ấm, nghỉ ngơi điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng. Nên đi khám tìm nguyên nhân để chữa trị.

Thanh Mai – bacsy.edu.vn

Nguồn: Tổng hợp