Khi người uống rượu, rượu sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa. Vậy thực tế quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể diễn ra như thế nào?
- Bác sĩ tư vấn: Những điều bạn không nên làm khi đói
- 13 dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ bạn nên đề phòng
- Những loại trái cây tốt cho sức khỏe nên đưa vào thực đơn hàng ngày
Chia sẻ quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể
Mô tả chuyển hóa rượu trong cơ thể
Bác sĩ tư vấn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể như sau: Khi người dùng uống rượu vào cơ thể, rượu sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa. Rượu phần lớn sẽ được hấp thụ tại tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Bên cạnh đó thì vấn đề hấp thụ nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày. Trường hợp người uống rượu khi no thì rượu sẽ được hấp thụ chậm hơn những người nhịn đói.
Tiếp theo của quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể, sau khi xuống dạ dày, rượu sẽ qua niêm mạc dạ dày để thêm vào máu và sau đó quá trình chuyển hóa đưa máu có rượu đến những cơ quan trong cơ thể.
Rượu không giống những chất khác, nó không phải là một chất dinh dưỡng nên sẽ không được lưu trữ trong cơ thể. Vì vậy, khi vào cơ thể và thấm vào máu, rượu sẽ được ưu tiên chuyển hóa trước. Cơ quan có chức năng chuyển hóa rượu trong cơ thể là chính là tạng gan. Cuối cùng rượu sẽ được chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể.
Quá trình chuyển hóa rượu tại gan như thế nào?
Gan chính là một bộ phận có chức năng giải độc, gan là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể. Khi rượu chuyển hóa trong cơ thể, một phần nhỏ được thải ra qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan.
Khi rượu đến gan, sẽ được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Những enzyme ADH biến đổi ethanol trong rượu tạo thành acetaldehyde. Acetaldehyde là chất gây độc lên hầu hết những hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, tạng gan của bạn sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate bản chất là một chất ít độc hơn và được những tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2.
Quá trình chuyển hóa rượu trong Gan
Như vậy những chuyên gia y tế nhận định tại mục tin tức y tế, quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể, tại gan như sau: khi uống rượu vượt quá khả năng đào thải của gan sẽ rất nguy hiểm. Khi đó, gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa chất Acetaldehyde, Acetaldehyde ứ đọng trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như những triệu chứng buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…những bệnh lý như rối loạn tâm thần – hành vi (nói mất kiểm soát, run rẩy chân tay…), thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch. Đặc biệt Acetaldehyde gây phá hủy tế bào gan khiến người bệnh mắc một số bệnh chuyển hóa như: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.
Làm gì để tránh tác hại của rượu khi chuyển hóa trong cơ thể?
Rượu tác động trực tiếp và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người dùng. Ngoài tạng gan thì quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể còn ảnh hưởng tới những bộ phận quan trọng khác trong cơ thể như não, phổi, tim mạch, …
Vì thế các Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, người uống cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân khi uống rượu bia.
Chia sẻ tại mục tư vấn y dược, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên tham khảo các lời khuyên như sau:
- Hạn chế uống nhiều rượu bia và chất kích thích, hạn chế uống những loại rượu mạnh, uống trong tầm lực của mình.
- Nếu cần uống, bạn hãy cố ăn một chút thức ăn trước khi uống rượu. Người uống có thể dùng một số món ăn như: trứng, thịt, rau xanh, khoai tây, … là những thực phẩm rất tốt, làm chậm quá trình hấp thụ rượu, giữ cho cơ thể tỉnh táo.
- Luyện tập thể dục, sống lành mạnh, tạo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe từ bên trong, giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải độc tố và khỏe mạnh hơn.
Thông tin chia sẻ tại website chỉ mang tính chất tham khảo về quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể, người dùng không nên sử dụng quá nhiều rượu bia.
Nguồn: Bác sỹ của bạn chia sẻ