Kẽm là một trong những loại khoáng chất quan trọng có tác dụng chống nhiễm trùng và tăng sản tế bào. Nó đóng vai trò chủ yếu giúp chữa lành vết thương và tạo ra các ADN, vật chất di truyền trong tất cả các tế bào cơ thể người.
Nếu cơ thể thiếu kẽm thường có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu như rụng tóc, không tỉnh táo, giảm vị giác cũng như khứu giác. Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những ảnh hưởng và tác hại của việc thiếu kẽm đối với sức khỏe con người trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng của cơ thể khi thiếu kẽm
Kẽm trong cơ thể được sử dụng giúp cho quá trình sản xuất tế bào thuận lợi và duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Tuy hiện nay sự hiểu biết về vai trò của kẽm đối với cơ thể vẫn chưa đầy đủ nhưng chúng ta có thể biết kẽm là thành phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển các chức năng sinh dục cũng như sinh sản. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ không thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các triệu chứng bao gồm:
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Chỗ bị vết thương lâu lành.
- Không tỉnh táo
- Thường xuyên tiêu chảy.
- Ăn không ngon.
- Xuất hiện các vết loét.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cơ thể thiếu kẽm
Khi phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ kẽm, thai nhi có thể không có đủ chất dinh dưỡng cần cho quá trình phát triển trong bụng mẹ. Nếu đang cố gắng có con, việc thiếu kẽm có thể gây khó khăn vì dễ dẫn đến tình trạng bất lực ở nam giới. Những người có nguy cơ thiếu kẽm nhiều nhất là trẻ em đang bú và người cao tuổi. Đối với phụ nữ mang thai nhu cầu kẽm của cơ thể thường cao hơn bình thường do kẽm rất cần thiết để giúp em bé phát triển tót trong cơ thể người mẹ. Những người thường xuyên uống rượu bia cũng có nguy cơ cao bị thiếu hụt kẽm. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai giúp duy trì sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai. Phụ nữ đang cho con bú và bé khi đến độ tuổi ăn dặm cần được bổ sung đủ lượng kẽm cho cơ thể. Những trẻ chỉ bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng đầu cũng có nguy cơ thiếu kẽm.
Chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm
Kẽm thường được phân phối đều trong các tế bào do đó việc phát hiện thiếu kẽm rất khó khăn nếu chỉ dùng xét nghiệm máu đơn giản. Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân thiếu kẽm, bác sĩ thường chỉ định kiểm tra huyết tương để chẩn đoán chính xác. Một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định thiếu kẽm như xét nghiệm nước tiểu và phân tích sợi tóc để xác định hàm lượng kẽm. Một số trường hợp thiếu kẽm là triệu chứng của bệnh khác. Chẳng hạn như cơ thể bạn nhưng không hấp thụ tốt kẽm qua đường tiêu hóa. Việc thiếu kẽm có thể dẫn đến thiếu đồng nên phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị tình trạng thiếu kẽm
Để điều trị thiếu kẽm lâu dài có thể thay đổi chế độ ăn uống. Ban đầu nên cân nhắc sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như thịt đỏ, thịt gia cầm, mầm lúa mì, hàu, … Nếu là người ăn chay, bệnh nhân có thể ăn nhiều loại thực phẩm như đậu nướng, hạt điều, đậu Hà Lan hay hạnh nhân. Đây là một số loại thực phẩm chứa kẽm thay thế.
Kẽm cũng có thể được bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp hoặc được tìm thấy trong các loại thuốc cảm lạnh. Lí do là vì kẽm có tác dụng tốt trong trường hợp cảm lạnh, tuy nhiên bệnh nhân không nên uống thuốc cảm lạnh nếu không bị bệnh. Nên lưu ý mua các thực phẩm bổ sung chỉ chứa kẽm.
Trong trường hợp sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ. Khi dùng kẽm có thể tương tác với thuốc kháng sinh, thuốc trị viêm khớp hoặc lợi tiểu. Nên lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, dùng nhiều thực phẩm giàu kẽm là cách tốt nhất để điều trị tình trạng thiếu kẽm.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Trong đa số các trường hợp, thiếu kẽm không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nghi ngờ thiếu kẽm khi đang mang thai hoặc cho con bú thì cần bổ sung ngay vì kẽm rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ. Nếu thường xuyên bị thiếu kẽm và bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, cần đến các cơ sở y tế đề thăm khám. Kẽm có tác dụng giúp đường ruột chống nhiễm trùng, nếu thiếu kẽm tình trạng nhiễm trùng có thể nặng hơn.
Kẽm thường có ở nhiều bộ phận trong cơ thể như võng mạc, gan, tế bào máu, thận, xương cũng như tuyến tụy. Nên lưu ý bổ sung một số thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống như hàu, củ cải, đậu, … Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn hay cừu là những nguồn bổ sung tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm thường này có sinh khả dụng cao hơn các loại khác giúp cơ thể hấp thu và sử dụng dễ dàng.
Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Y sĩ đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.