Bên cạnh việc lên danh sách thực đơn ăn uống cho ngày Tết của cả gia đình thì vấn đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng là chủ đề luôn được chị em quan tâm.
- Điểm mặt một số thực phẩm làm tăng cường sinh lý nam giới ngày Tết
- Bác sĩ tư vấn cách làm giảm mệt mỏi khi về quê ăn Tết đường dài
- Điểm mặt những nguyên nhân gây ra bệnh da liễu ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng ngộ độc trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý
Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình thì độc giả có thể tham khảo bài viết mà các bác sĩ tư vấn sau đây:
Chọn mua và bảo quản thực phẩm đúng cách
Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bằng cách chọn mua các loại thực phẩm tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không vì rẻ mà mua những loại thực phẩm đã hết hoặc gần hết hạn sử dụng. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình. Theo đó, bạn chỉ nên lựa chọn các loại hải sản tươi sống để chế biến các món ăn, tuyệt đối không chọn hải sản đã chết, ôi thiu hoặc bảo quản lâu ngày vì các vi khuẩn sinh ra trong quá trình phân hủy sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy… dài ngày, rất nguy hiểm. Vì vậy, cũng không nên dùng hải sản để chế biến các món gỏi.
Thực phẩm ngay sau khi mua về cần bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo sự tươi ngon cũng như lượng vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Nếu để ở nhiệt độ thường quá lâu (nhiều hơn 1 – 2 giờ), thực phẩm sẽ dễ bị ôi thiu và phân hủy, từ đó dễ gây nên các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể.
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp
Nhà bếp, nơi chế biến thức ăn hàng ngày chính là môi trường lý tưởng để “thu hút” các vi khuẩn sinh sôi và nảy nở. Ngay trong bát đũa, khăn lau, bông rửa… cũng có tới cả tỷ con vi khuẩn gây bệnh đang trú ngụ và đe dọa sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh cho món ăn trong quá trình nấu nướng, nên giữ cho căn bếp của mình luôn sạch sẽ và khô thoáng để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây bệnh. Hãy thường xuyên vệ sinh bồn rửa bằng nước tẩy, thay khăn lau thường xuyên. Bát đũa nên sấy khô và bảo quản chỗ khô ráo sau khi sử dụng.
Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên
Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên
Theo các bác sĩ gia đình, thói quen rửa tay và vệ sinh có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống. Theo các chuyên gia, cần rửa tay bằng nước ấm cùng với xà bông diệt khuẩn, sau đó lau khô tay với khăn vải mềm và nếu cẩn thận hơn có thể dùng bông gòn thấm cồn lau lên đôi bàn tay.
Công đoạn rửa tay nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị món ăn, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và các loại hải sản. Những vật dụng trong ăn uống cũng nên được rửa sạch với nước rửa bát và nước sạch, để loại trừ những loại vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt.
Không dùng chung đồ dùng khi chế biến thức ăn sống và chín
Mọi người cũng cần đặc biệt lưu ý tới các dụng cụ nấu nướng khi chế biến đồ ăn sống và chín, đặc biệt là bát, đũa, dao, thớt… Một dụng cụ dùng chung cho cả hai loại thức ăn sẽ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn dễ dàng và nguy hiểm nhất. Theo đó, thức ăn cần được nấu chín và nên dùng ngay sau khi chế biến. Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc và bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh và dùng ngay cho các bữa sau.
Ngoài các kĩ năng để phòng chống ngộ độc thực phẩm dịp Tết thì bạn cũng cần trang bị kiến thức để điều trị nếu khả năng ngộ độc xảy ra. Theo đó các triệu chứng của ngộ độc thức ăn có thể phụ thuộc vào từng nguyên nhân, nhưng có một số biểu hiện chung, xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến nửa ngày, đó là các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, vã mồ hôi, chân tay lạnh, một số có thể có phát ban. Trong một số trường hợp bạn có thể cấp cứu tại nhà nhưng nếu không thuyên giảm cần đến các trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: bacsy.edu.vn