Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu về bệnh phù thũng – căn bệnh không phải ai cũng biết

Phù thũng được biết đến là tình trạng dư thừa chất lỏng trong các mô, chúng không thể thoát ra gây ra phù nề. Tình trạng này có thể là lời cảnh báo của cơ thể trước các căn bệnh đang tiềm ẩn bên trong.

Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến bệnh phù nề cơ thể

Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến bệnh phù nề cơ thể

Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến bệnh phù nề cơ thể

Bệnh phù thũng có thể xuất hiện khi trong cơ thể có mao mạch máu bị tổn thương, làm cho dịch bên trong dò dỉ ra ngoài. Lúc này thận sẽ có nhiệm vụ giữ nước và natri nhiều hơn để cân bằng nồng độ các chất trong máu, đồng thời tăng lưu thông nước trong cơ thể. Điều này làm cho sự rò rỉ từ mao mạch tăng lên, dịch đi vào các mô xung quanh làm chúng sưng lên. Sự rò rỉ này có thể do cơ thể giữ quá lâu trong một tư thế, trong một thời gian dài, hay phụ nữ trong thời gian tiền kinh nguyệt, người ăn quá nhiều muối, hoặc phụ nữ mang thai. Mặt khác, các bác sĩ tư vấn còn cho biết, bệnh phù thũng cũng có thể do tác dụng phụ khi người bệnh dùng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn mạch, estrogen, thuốc chẹn kênh canxi, thiazolidinediones. Ngoài ra, phù nề có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm gây ra như:

  • Người bệnh suy tim sung huyết, khả năng tuần hoàn máu giảm, người bệnh bị phù do máu bị giữ lại ở chân.
  • Người bệnh xơ gan, chức năng gan bị suy giảm làm cho các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khi đó dịch có thể bị tích tụ lại trong ổ bụng, ở chân.
  • Người mắc bệnh thận làm cho chức năng thận suy giảm, nước và muối bị dư thừa gây phù, thông thường sẽ phù ở vùng quanh mắt và chân.
  • Người bị suy giãn tĩnh mạch làm cho máu không thể bơm đủ vè tim, gây áp lực và bị tích tụ làm chân bị sưng phù.
  • Người bị mắc bệnh liên quan tới hệ bạch huyết, bị nhiễm trùng, hay ung thư cũng có thể gây ra sự phù thũng cho cơ thể.

Vì những nguyên nhân trên nên triệu chứng báo hiệu bệnh phù thũng cũng khá rõ ràng, ví dụ như chân hoặc tay người bệnh có tình trạng sưng phồng, da căng bóng. Một số chỗ trên cơ thể tăng kích thước như bụng, bàn chân, bàn tay… Khi dùng ngón tay ấn vào khu vực bị phù, vết lõm da sẽ trùng xuống một vài giây sau đó mới trở lại trạng thái ban đầu. Ngoài ra còn có một số triệu chứng nguy hiểm hơn khi người bệnh bị phù nề bên trong phổi sẽ gặp phải tình trạng hô hấp khó khăn, đau thắt ngực, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh phù thũng

Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh phù thũng

Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh phù thũng

Bệnh phù thũng là bệnh học khá nguy hiểm, nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh như đi lại khó khăn, vùng da bị phù thũng căng ngứa, khó chịu và cứng. Nếu phù thũng ở trong cơ quan sẽ làm xơ các mô, có sẹo mô, gây giảm lưu thông và tính đàn hồi của mạch cũng như các cơ. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, loét da.

Để điều trị phù thũng có thể áp dụng các phương pháp như sử dụng thuốc lợi tiểu như: spironolactone, thiazide, furosemide để tăng nước và muối trong quá trình lọc ở thận. Giảm muối trong khẩu phần ăn để hạn chế giữ nước. Đồng thời tăng cường vận động, không nên ngồi một chỗ quá lâu, kết hợp tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp massage để giảm đau nhức cho khu vực phù, đồng thời lực chọn trang phục phù hợp để giảm áp lực cho cơ quan bị phù thũng. Người bệnh cũng cần tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, việc cơ thể bị sốc nhiệt có thể làm cho tình trạng phù nặng hơn.

Nguồn: bacsy.edu.vn