Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo giúp phòng ngừa tổn thương thị lực, giảm nguy cơ u sơ tử cung, trị đau thắt cơ…tăng cường khả năng hấp ở đường ruột.
- Nguyên nhân nào khiến lòng bàn chân bị đau?
- Bạn đã biết gì về bệnh hen suyễn?
- Nguy cơ tiềm ẩn khi ứ dịch lòng tử cung sau sinh
Những điều cần biết về vitamin D
Vitamin D là gì?
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Có 2 loại vitamin D quan trong ở người là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol). Vitamin D3 và D2 có thể bổ sung vào cơ thể qua việc ăn uống. Cơ thể cũng có thể tự tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.
Theo bác sĩ tư vấn, mặc dù được gọi là vitamin D, nhưng vitamin D không phải là một loại vitamin thiết yếu trong chế độ ăn uống, vì hầu hết động vật có vú đều có thể tự tổng hợp vitamin D cho cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin được gọi là thiết yếu khi nó không thể được cơ thể tự tổng hợp , mà phải nạp vào thông qua việc ăn uống. Tuy nhiên, cũng như một số loại vitamin khác, người ta đã phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn có thể gây ra bệnh, đặc biệt là bệnh còi xương ở trẻ em.
Tác dụng của vitamin D là gì?
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cũng như sức khỏe của con người:
- Phòng ngừa té ngã: Vitamin D giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, phòng ngừa các trường hợp té ngã, đặc biệt là với những người lớn tuổi..
- Phòng ngừa tổn thương thị lực: Vitamin D có tác dụng củng cố các dây thần kinh thị giác, giúp phòng ngừa nguy cơ tổn thương thị lực và các vấn đề về mắt.
- Trị co thắt cơ: Nhờ tác dụng giúp các mô cơ hấp thu canxi tốt hơn, vitamin D có thể giúp giảm đáng kể các cơn co thắt cơ hoặc chuột rút.
- Phòng ngừa tăng cân: Với tác dụng tăng cường tốc độ trao đổi chất, giảm khả năng hấp thụ chất béo của tế bào, vitamin D giúp ngăn ngừa tăng cân hiệu quả.
- Giảm đau xơ cơ: Nhờ tác dụng chống viêm nên vitamin D còn được biết đến như là 1 chất giúp giảm đau xơ cơ hiệu quả.
- Giảm nguy cơ u xơ tử cung: Bổ sung vitamin D thường xuyên có thể giúp phòng ngừa các loại bệnh học như u xơ tử cung ở nữ, vì vitamin D có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng u xơ bất thường.
- Ngăn ngừa và cải thiện các cơn đau đầu mạn tính: Do có tác dụng chống viêm, vitamin D có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau đầu do đau nửa đầu hoặc viêm xoang.
Tác dụng của vitamin D là gì?
- Tăng cường hệ miễn dịch của cở thể: Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể bằng cách hỗ trợ cho các tế bào T – loại tế bào có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp các tế bào T hoạt động hiệu quả hơn.
Cách bổ sung vitamin D cho cơ thể
Tắm nắng: Cơ thể có khả năng tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Như vậy, tắm nắng là một cách khá dễ dàng khi muốn bổ sung vitamin D cho cơ thể. Chúng ta có thể vận động hay chơi một vài trò chơi nào đó dưới ánh nắng mặt trời khoảng 15 đến 20 phút trong thời gian từ 6h sáng đến 7h sáng.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D: Một số loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như cá, nấm, đậu phụ, hải sản, các loại trái cây, rau quả tươi. Hiểu được vitamin D có tác dụng gì để bổ sung loại vitamin này cho cơ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và hạn chế tối đa các hậu quả do thiếu vitamin D gây ra.
Nguồn: bacsy.edu.vn