Huyết áp cao là một căn bệnh khá phổ biến, chúng không chỉ để lại biến chứng bệnh nguy hiểm mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Cùng tìm hiểu tư thế cho bé bú đúng cách
- Bỏ túi những điều bạn cần biết trước khi hiến máu
- Cẩn trọng với viêm ruột thừa cấp
Bệnh huyết áp cao có thể để lại những biến chứng nguy hiểm
Bệnh huyết áp cao là căn bệnh như thế nào?
Theo các bác sĩ nội khoa, huyết áp là áp lực do dòng máu chảy trong các mạch máu tác động lên thành mạch, mặt khác chúng chính là chỉ số biểu thị khi dùng huyết áp kế đo ở động mạch cánh tay trên, lấy mmHg (milimet thủy ngân) hoặc kPa (kilo Pascal) làm đơn vị. Huyết áp mà thường ngày chúng ta hay nói đến bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu là chỉ áp lực đo được do dòng máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp lại, huyết áp tâm trương là chỉ áp lực đo được trên thành mạch máu khi tim giãn căng lên. Huyết áp mà bác sĩ ghi nhận được nếu là 120/80mmHg, tức 120mmHg là huyết áp tâm thu, 80mmHg là huyết áp tâm trương. Theo đơn vị quốc tế biểu thị “kPa”, phương pháp tính đổi là: lmmHg (milimet thủy ngân) = 0.133 kPa (kilo Pascal). Vậy, 120/80mmHg là tương đương 16/10.6kPa.
Theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn huyết áp của người bình thường thì huyết áp tâm thu phải nhỏ hơn hoặc bằng 140mmHg (18. 6kPa), huyết áp tâm trương phải nhỏ hơn 1 hoặc bằng 90mmHg (12kPa). Ở người lớn, nếu huyết ấp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 160mmHg (21.3kPa), huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 95mmHg (12.6kPa) thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
Những nguy hại mà bệnh huyết áp cao để lại
Những nguy hại mà bệnh huyết áp cao để lại
Nguy hại chủ yếu của bệnh huyết áp cao là gây tổn thương cho những cơ quan trọng yếu như não, tim, thận…Cụ thể như sau:
Phì đại tâm thất trái
Do huyết áp tăng cao duy trì trong thời gian dài, làm tăng gánh nặng cho tim và tác dụng chung với các nhân tố khác mà dẫn đến bệnh. Thời kỳ đầu xuất hiện tình trạng phì đại tâm thất trái có tính đền bù, theo tiến triển của bệnh tình tim tiếp tục to dầy ra, sau cùng có thể xuất hiện tình trạng suy tim và rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Động mạch bị xơ cứng
Huyết áp tăng cao lâu ngày thúc đẩy hình thành tình trạng xơ cứng động mạch, nhất là làm phát triển sự xơ cứng động mạch vành.
Tai biến mạch máu não
Các bác sĩ tư vấn chia sẻ rằng, bệnh huyết áp cao là căn bệnh “kẻ thù” với người cao tuổi, vì chúng không những để lại biến chứng nguy hiểm mà lâu ngày chúng có thể khiến các động mạch nhỏ xơ cứng dễ bị vỡ, làm xuất huyết hoặc co giật, dẫn đến hình thành huyết khối não.
Tổn thương thận
Huyết áp cao thời kỳ cuối phần lớn có kèm diễn biến suy giảm chức năng thận do các động mạch nhỏ của thận co giật, xơ cứng, thoái hóa dẫn đến thận thiếu máu, thiếu oxy, bị xơ hóa.
Chức năng võng mạc thị giác giảm sút
Huyết áp tăng cao lâu dài khiến động mạch võng mạc thị giác xảy ra biến dạng chất thấu quang.
Khi mắc bệnh huyết áp cao người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị kịp thời
Ngoài ra, bệnh cao huyết áp còn có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ (tràn máu não) và bệnh mạch vành, đây là những biến chứng nghiêm trọng của bệnh huyết áp cao. Thực tế, bệnh cao huyết áp là căn bệnh thầm lặng, lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ. Chính vì thế trong cuốn Cẩm nang sức khỏe trích dẫn rất rõ, những bệnh cao huyết áp cần phải được phát hiện và điều trị sớm để phòng ngừa, giảm tối đa nguy cơ đột quỵ hoặc các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: bacsy.edu.vn