Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

5 nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ là gì?

Sức đề kháng bị suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh và chậm hồi phục hơn. Sau đây là 5 nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ nhất định cha mẹ phải biết.

5 nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ là gì? 5 nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ là gì?

Điểm mặt những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ

Suy giảm hệ miễn dịch – nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng

Hệ miễn dịch được ví như ”hàng rào chắn” trước các tác nhân xâm nhập như virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng cho cơ thể. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Hệ miễn dịch suy giảm có thể do 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát

Theo bác sỹ tư vấn, suy giảm miễn dịch tiên phát thường là hậu quả do sự khiếm khuyết về mặt di truyền, do rối loạn các tế bào mầm dòng lympho, suy giảm chức năng của tế bào lympho T hoặc lympho B, khiếm khuyết hệ thống thực bào, rối loạn bổ thể…Tất cả những nguyên nhân kể trên đều khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu ngay từ lúc sinh ra, nhạy cảm với nhiều tác nhân nhiễm trùng khác nhau, không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng, nhiễm virus, đặc biệt dễ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (tức là tự cơ thể mình chống lại mình).

  • Suy giảm miễn dịch thứ phát

Gây suy giảm miễn dịch thứ phát do nguyên nhân bên ngoài như bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, việc sử dụng glucocorticoid, chấn thương và can thiệp phẫu thuật.

Ngoài ra, trẻ mắc phải các bệnh lý như bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu hồng cầu hình liềm, đái tháo đường,… cũng làm cho hệ miễn dịch suy giảm, làm cho sức đề kháng của trẻ cũng suy giảm không đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cơ địa

Sức đề kháng của trẻ em là một phần do người mẹ truyền cho. Do đó nếu như mẹ không khỏe cũng khó có thể truyền nhiều đề kháng cho con nên có một số trẻ từ khi sinh ra đã ốm yếu hoặc dễ mắc bệnh truyền nhiễm.  Sức đề kháng mẹ cho con khả năng chỗng đỡ với một số tác động ngoại lai và cả khả năng thích ứng với môi trường sống nhất là chống đỡ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus,…

Môi trường sống bị ô nhiễm

Không khí bị ô nhiễm khiến con người thường xuyên hít phải khói bụi, hóa chất, thậm chí cả kim loại nặng dẫn tới phổi bị nhiễm bẩn dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp nhất là ở trẻ em.

Điểm mặt những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ

Điểm mặt những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ

Khói thuốc lá được coi là một trong những nguồn ô nhiễm nguy hiểm nhất trong không khí trong nước, và những nạn nhân đầu tiên là trẻ em. Thật vậy, nó đặc biệt có hại cho trẻ em bởi vì chúng hít thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống giải độc tự nhiên của chúng kém phát triển hơn. Bằng cách hít thở một cách thụ động khói thuốc, trẻ em hít vào hơn 4000 chất độc hại. Khói thuốc này có chứa nhiều chất độc hại hơn như CO  hoặc NO và nhiều chất gây ung thư, hầu hết trong số đó có thể kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể.

Cách chăm sóc trẻ của cha mẹ

  • Trẻ không được ăn sữa mẹ sẽ có sức đề kháng yếu hơn

Sữa mẹ là nguồn thức ăn vô giá, chứa một lượng lớn các yếu tố đặc biệt là kháng thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại sự nhiễm khuẩn đường hô hấp và các loại nhiễm khuẩn khác. Nhiều thông tin trong cuốn cẩm nang sức khỏe cho biết, nếu người mẹ không cho con uống sữa mẹ, thay vào đó uống các loại sữa công thức bên ngoài thị trường thì sức đề kháng của trẻ yếu đi dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.

  • Trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Khi trẻ mới ốm dậy cũng là lúc trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ rất lười ăn. Vào thời điểm này, cha mẹ không biết cách chăm con, không cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ hỗ trợ khác thì trẻ sẽ tiếp tục mắc các bệnh do virus khác. Đây là 1 vòng tròn luẩn quẩn.

  • Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu

Sức đề kháng của trẻ nhỏ kém, sợ con ra ngoài tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên nhiều cha mẹ cứ giữ khư khư con trong nhà. Điều này khiến cho trẻ dễ ốm đau, yếu ớt khi thay đổi thời tiết, môi trường, do thiếu tổng hợp các vitamin D- cần thiết cho sự phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch của trẻ em.

Lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Khi trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, virus và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Chưa kể dùng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng “kháng kháng sinh” là một vấn đề nan giải của nhân loại.

Nguồn: bacsy.edu.vn