Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp như tiêu chảy cấp tính, viêm gan A, tay chân miệng… Để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa, bacsy.edu.vn đưa ra một số lời khuyên dưới đây.

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa là gì?

Bệnh lây qua đường tiêu hóa là các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống…

Một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp như: tiêu chảy cấp tính, tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A, tay chân miệng và nhiễm giun. Chính vì thế người dân cần biết một số đặc điểm của bệnh và cách phòng bệnh để chủ động việc phòng ngừa.

Cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Bệnh tả.

Đây là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Vibrio cholerae thường được gọi là phẩy khuẩn tả gây ra. Độc tố của vi khuẩn gây nôn mửa và đi tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nhiều. Bệnh dễ có nguy cơ phát triển, lây lan nhanh gây ra dịch bệnh và cũng dễ dàng dẫn đến tử vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời, tích cực.

Cách phòng ngừa mắc bệnh tả: Theo bác sĩ nội khoa, để phòng ngừa bệnh tả cần ăn chín, uống chín và vệ sinh cá nhân; không nên ăn rau sống, kể cả rau đã được rửa sạch trong thời gian có dịch bệnh lưu hành, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, tham gia sử dụng vaccin phòng bệnh tả.

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa - 2

Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn.

Phát hiện bệnh nhân có tiêu chảy và nôn nhiều, nên chủ động bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol uống, đồng thời đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có điều kiện bù nước và chất điện giải bằng đường tĩnh mạch.

Xử lý dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, triệt để khi có dịch bệnh xảy ra.

Bệnh tiêu chảy cấp tính.

Thường gặp ở những trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu của cấp tiểu học. Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ vì bị mất nước và các chất điện giải trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính: do trẻ ăn uống những loại thức ăn, nước uống không thích hợp, có khả năng dinh dưỡng không tốt; có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột do các loại Rotavirus, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, shigella, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, do viêm nhiễm ngoài ruột như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi sau khi bị mắc bệnh sởi hay ho gà.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp tính: Để phòng bệnh tiêu chảy cấp tính ở học sinh, bác sĩ tư vấn cho biết, về chế độ dinh dưỡng, cần cho trẻ bú sữa sớm ngay từ khi mới sinh, khi trẻ được 6 tháng thì cho ăn bổ sung với thức ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.

Dụng cụ chế biến thức ăn thức uống cần phải được vệ sinh sạch sẽ, tráng nước sôi, không ăn đồ ăn ôi thiu. Đồ ăn cần phải chế biến chín, rau quả tươi phải rửa sạch…

Về vệ sinh môi trường, phải sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt trong trường học; các khu nhà vệ sinh phải bảo đảm yêu cầu; có hệ thống thu gom xử lý rác thải và nước thải. Đồng thời cũng cần chú ý đến các biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, ngăn chặn ruồi nhặng bay vào bám đậu ở những nơi sinh hoạt, học tập của trẻ.

Cách phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa - 3

Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Bệnh lỵ trực khuẩn.

Lỵ trực khuẩn là bệnh do trực trùng Shigella thuộc họ Enterobacteriacae – loại vi khuẩn gram âm gây ra. Bệnh thường lưu hành ở những vùng nhiệt đới và ôn đới; có khả năng lưu hành tản phát quanh năm ở nhiều địa phương nhưng thường gia tăng, phát triển vào mùa hè thu; đồng thời có thể làm xảy ra dịch bệnh lỵ trực trùng trong một số nơi.

Cách phòng ngừa bệnh: phát hiện sớm học sinh bị mắc bệnh và học sinh lành mang vi khuẩn; đồng thời khi phát hiện thì người bệnh phải cách ly. Các chất thải của bệnh nhân được tẩy uế bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%; dụng cụ, quần áo cũng cần sát khuẩn, ngâm dung dịch chloramin 2%; tẩy uế buồng bệnh, phòng y tế trường học bằng dung dịch cresyl 5%.

Tránh ăn thức ăn nhiều chất xơ, cứng, nhiều chất mỡ và gia vị. Nếu nhân viên nhà trường bị mắc bệnh là cấp dưỡng, nấu ăn, tiếp phẩm thì không nên bố trí tiếp tục ở vị trí này sau khi xuất viện.

Lưu ý ngăn chặn sự tiếp xúc của côn trùng trung gian truyền tại các bếp ăn như thực phẩm tươi sống nên cất vào tủ, nơi chế biến thức ăn phải có lưới ngăn ruồi nhặng; không cho học sinh ăn rau sống, quả tươi chưa được xử lý an toàn.

Định kỳ có kế hoạch tổ chức biện pháp diệt ruồi nhặng và côn trùng trong nhà trường. Tuyên truyền, vận động học sinh việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống sôi; kiểm tra vệ sinh môi trường ở các phòng học, lớp học, phòng nghỉ, nhà ăn, nhà bếp trong trường học.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.