Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh suy nhược cơ thể và phương pháp điều trị điều trị

Dấu hiệu suy nhược cơ thể được nhận biết khi người bệnh cảm thấy trong người mệt mỏi, thiếu sức sống, làm việc kém hiệu quả. Bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần đặc biệt chú ý, bởi đó có thể là lời cảnh báo những bất ổn của sức khỏe. Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tìm hiểu dấu hiệu và hướng điều trị của chứng suy nhược cơ thể qua bài viết dưới đây!

Suy nhược cơ thể là tình trạng gì?

Cuộc sống hiện đại với nhiều điều phải lo toan, gây ra những áp lực vô hình, thậm chí căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Lâu dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể mà bản thân họ không hay biết hoặc chủ quan với những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.

Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, cảm giác không được tập trung hay tinh thâng không thoải mái. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, kèm theo những dấu hiệu khác như: sút cân, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ,… 

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, dấu hiệu suy nhược cơ thể xuất hiện do những nguyên nhân nhất định. Chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:

  • Lao động quá sức: nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể ở những người trẻ tuổi là do lao động quá sức. Lao động nặng, làm việc nhiều giờ trong ngày mà ít nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và suy nhược về lâu dài. 
  • Do bệnh lý: những người mắc bệnh lý về huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, nhiễm virus,… cũng dễ dàng bị suy nhược cơ thể. 
  • Chế độ dinh dưỡng quá nghèo nàn: những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống thiếu chất,… đều dễ bị suy nhược cơ thể. 
  • Người bị trầm cảm: người bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn khiến cho việc sinh hoạt thường ngày cũng không khoa học, ăn uống không đủ chất, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi. Đối tượng này có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do tâm lý.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: phụ nữ mang thai, người cao tuổi kém ăn,… khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài. 

Phương pháp điều trị chứng suy nhược cơ thể

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Theo chuyên gia Cao đẳng Y Dược TP HCM, cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách kết hợp đầy đủ đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, hải sản, thịt gà, cá, đậu nành, sữa chua cũng như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Nếu tình trạng suy nhược cơ thể là do làm việc quá sức thì cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt. Người bệnh cần lên thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Luyện tập thể dục để thay đổi thói quen sống, giúp tinh thần phấn chấn trở lại, kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon. 

Điều trị bằng tâm lý

Nếu suy nhược cơ thể do tâm lý thì bệnh nhân cần được bác sĩ tâm lý tư vấn cách thức điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên được khuyến khích tham gia các hội nhóm sở thích để chia sẻ về cuộc sống, tinh thần sẽ bớt bi quan đi, đần tìm lại được niềm vui. 

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Với những bệnh nhân suy nhược cơ thể do bệnh lý thì cần sử dụng thuốc đặc trị khi cần thiết. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, hoặc các loại thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược do thiếu chất.