Nhồi máu cơ tim (NMCT) là hoại tử một phần của cơ tim do thiếu máu cục bộ, xảy ra sau khi tắc nghẽn kéo dài dòng máu mạch vành nuôi dưỡng vùng đó.
- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày
- Bác sĩ tư vấn cách phòng chống bệnh lao hiệu quả
Nguyên nhân
- Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch vành
- Cục máu đông từ nơi khác đến
- Do dùng các chất gây nghiện (cocain gây co thắt và tắc động mạch vành)
- Co thắt mạch vành đáng kể cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:
Đau ngực: Với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (khác về thời gian và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.
Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.
Các triệu chứng phụ như: Vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
Khám tim: Nghe T1 yếu ở mỏm, đôi khi nghe thấy tiếng ngựa phi đầu tâm trương hoặc đầu tâm thu
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng hoặc không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng, thấy nhiều ở các bệnh nhân đái tháo đường) hoặc diễn biến hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …
Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Đối với nhồi máu cơ tim chưa có biến chứng
Giai đoạn trước khi vào bệnh viện:
- An thần Diazepam 10mg uống
- Thuốc giãn mạch vành papaverin
- Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện
Giai đoạn ở bệnh viện:
- Bác sĩ: Nằm yên tại giường, ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu, tránh các chất kích thích.
- Thuốc an thần và chống đau
- Thở oxy
- Nitroglyxerin 0,5mg đặt dưới lưỡi
- Nếu không hết đau cho propranolol 20mg (uống) x 2- 4 lần/ngày.
- Thuốc ức chế canxi: Nifedipin 10- 20mg x 3- 4 lần trong ngày.
- Aminophylin 250- 500mg (tiêm TM chậm).
- Thuốc chống đông: Heparin, aspirin, Clopidogrel (Flavix)