Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu hội chứng rối loạn tâm lý ở học sinh

Áp lực học tập, nỗi lo thành tích, điểm số, trường chuyên, lớp chọn… đã khiến hội chứng rối loạn tâm lý ở học sinh đang gia tăng tới mức báo động.

Tìm hiểu hội chứng rối loạn tâm lý ở học sinh

Tìm hiểu hội chứng rối loạn tâm lý ở học sinh

Hội chứng rối loạn tâm lý là khi chúng ta không điều chỉnh được suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc và hành vi của mình. Ở mức nhẹ là những lo lắng, buồn chán mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, ít giao tiếp… Ở mức nặng là những rối loạn hành vi cảm xúc không kiểm soát được như thu mình xa lánh mọi người, trầm cảm, lo âu nặng, phá phách chống đối, nghiện game, tự gây đau đớn… thậm chí còn nghĩ tới việc tự tử. Bác sĩ tư vấn tâm lý khuyên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới trẻ để tránh con mình mắc phải những nguy hại trên.

Nguyên nhân của hội chứng rối loạn tâm lý ở học sinh

Hội chứng rối loạn tâm lý hiện nay ở các thành phố lớn có xu hướng gia tăng xuất phát từ áp lực học tập, có sự ganh đua nhau giữa học sinh, thi cử, chọn trường, kỳ vọng của gia đình. Nhiều trường hợp học sinh rối loạn tâm lý xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của bố mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng con cứ học nhiều, ôn nhiều, lớp chọn, trường điểm thì con sẽ học giỏi thành tài.

Một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ phía nhà trường chưa có định hướng, tư vấn cho học sinh chọn trường phù hợp với lực học. Đến khi thi không đỗ trẻ thường thất vọng hoặc thậm chí là tuyệt vọng.

Con người thường có 2 hoạt động cơ bản là hoạt động trí tuệ  và hoạt động thể lực. Cần có sự cân bằng giữa lao động trí óc và lao động chân tay thì con người mới cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh. Khi trẻ em học nhiều quá không còn thời gian vui chơi, hoạt động xã hội sẽ dẫn tới mất thăng bằng, gây ra trì trệ kéo dài dễ khiến cho các em học sinh dễ bị suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh.

Những dấu hiệu có thể nhận biết sớm của hội chứng rối loạn tâm thần

Dấu hiệu của hội chứng rối loạn tâm lý thường khởi đầu không rõ ràng nên gia đình rất khó nhận thấy. Các dấu hiệu khi trẻ rối loạn tâm lý cũng thể hiện khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể dựa trên những biểu hiện theo gợi ý từ các chuyên gia tâm lý chia sẻ trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

Những dấu hiệu có thể nhận biết sớm của hội chứng rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu có thể nhận biết sớm của hội chứng rối loạn tâm thần

Về mặt cảm xúc: Trẻ thể hiện ra bên ngoài thường lầm lì ít nói, không chia sẻ với người thân hoặc dễ cáu gắt nổi nóng. Lo lắng học thi có đỗ không hoặc mệt mỏi vì áp lực học tập hoặc lo lắng kết quả không tốt…

Về mặt hành vi: Có 2 thái cực, thứ nhất là trẻ thường xuyên cãi bướng luôn cho mình đúng. Thái cực thứ 2 thể hiện ở việc trẻ thụ động thu mình.Trẻ cũng thường ít làm việc nhà, lười vệ sinh thân thể, ngại thể dục thể thao, ngại đi chơi với bạn bè, nề nếp sinh hoạt đảo lộn.

Hậu quả của chứng rối loạn tâm thần ở học sinh

Hậu quả nặng nề nhất của hội chứng rối loạn tâm lý chính là trầm cảm, thất vọng sinh ra ý định tự tử. Nhiều trường hợp bố mẹ không ngờ được con mình lại có những hành vi gây nguy hại cho bản thân như vậy. Bên cạnh đó còn có hội chứng rối loạn lo âu: Hồi hộp, tim đập nhanh, có cơn khó thở, đau đầu, đau bụng, hoa mắt chóng mặt… khi đi khám thì không tìm thấy bệnh lý của cơ thể.

Biện pháp hỗ trợ trẻ thoát khỏi chứng rối loạn tâm thần

Để trở thành những bác sĩ gia đình có thể giúp con vượt qua vấn đề tâm lý này, cha mẹ đầu tiên cũng cần phải tự điều chỉnh bản thân để giải tỏa áp lực với chính mình, không nên quá kỳ vọng, ép con học quá sức. Khi cha mẹ hiểu ra được vấn đề và chia sẻ với con thì các em mới thoát khỏi được nỗi ám ảnh về học tập và dần hết triệu chứng rối loạn tâm lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường và bạn bè của con để giúp con giải tỏa những khúc mắc trong lòng, khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất, vận động hơn…

Khi biết con có dấu hiệu rối loạn tâm lý cha mẹ cần phải bình tĩnh và hiểu được vấn đề con gặp phải để kịp thời đưa con đi khám và tư vấn. Giai đoạn này gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và phối hợp với bác sĩ giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Nếu thấy tình trạng của trẻ không thuyên giảm cha mẹ nên đưa con đến các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ điều trị sớm, tránh những chuyện buồn đáng tiếc có thể xảy ra!

Nguồn: bacsy.edu.vn