Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mồ hôi trộm chuyện nhỏ hay không?

Toát mồ hôi khi trời nóng là hiện tượng sinh lý bình thường, mồ hôi toát ra giúp thoát nhiệt và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi ra nhiều nhất là về ban đêm đôi khi lại là dấu hiệu sức khỏe không thể coi thường.

Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm là gì?

Bác sĩ Lê Thị Ngoan – Giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur có chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là cụm từ chỉ tình trạng ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái tĩnh, trẻ thường ra mồ hôi nhiều về ban đêm khi ngủ nên dân gian quen gọi là “mồ hôi trộm”. Theo đó, mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.

Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm

-Mồ hôi trộm sinh lý: Do trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ nên sự trao đổi chất của trẻ diễn ra mạnh mẽ nên sinh nhiệt nhiều, kết hợp với thời tiết nóng, phòng ngủ ngột ngạt không có thông gió, trẻ nô đùa kích động trước khi đi ngủ… làm cho cơ thể sẽ nóng hơn và toát mồ hôi  nhiều để tỏa bớt nhiệt. Mồ hôi trộm sinh lý là bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

-Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường gặp ở trẻ em thiếu Vitamin D trong giai đoạn sớm làm cho sự hấp thu canxi bị hạn chế gây nên biểu hiện kích thích thần kinh: Trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình đồng thời trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi trộm khi ngủ ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh và kèm theo là hiện tượng rụng tóc vành khăn. Trẻ dưới 1 tuổi thường thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, lượng vitamin D cung cấp qua sữa, thức ăn thường là không đủ đáp ứng nhu cầu tăng cao .

Tình trạng đổ mồ hôi trộm khá nguy hiểm

Theo các bác sĩ gia đình, khi trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều sẽ gây mất nước mất muối do thành phần của mồ hôi 90% là nước còn lại là muối và một số chất cặn bã khác, trẻ mất nước và muối sẽ mệt mỏi và yếu hơn. Mồ hôi ra nhiều về đêm làm ướt áo, ga, gối kết hợp với lỗ chân lông mở rộng làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Từ đó trẻ dễn mắc các chứng bệnh về hô hấp như: Ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi. Cha mẹ cần chú ý đến hiện tượng này để tìm cách khắc phục.

Cách khắc phục tình trạng mồ hôi trộm

Trong cuốn cẩm nang sức khỏe ghi rõ, để khắc phục tình trạng mồ hôi trộm thì giữ cho trẻ không bị nóng thông qua trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với thời tiết.  Cho trẻ uống đủ nước, ăn những thức ăn có tính mát như rau má, cải ngọt, thanh long, cam… Hạn chế thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Quan trọng nhất nơi ngủ của trẻ cần thoáng mát, không nóng nực, bí bách, cho trẻ mặc đồ ngủ mỏng không đắp quá nhiều chăn, không nên đội mũ cho trẻ khi ngủ.

Cách khắc phục tình trạng mồ hôi trộm

Bổ sung vitamin D cho trẻ: Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng trước 10h là một trong các biện pháp hữu hiệu để bổ sung vitamin D cho trẻ, lưu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt trẻ. Hoặc lựa chọn bổ sung các  chế phẩm có vitamin D cho trẻ, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi cần được bổ sung hàng ngày.

Nguồn: bacsy.edu.vn