Mì ăn liền là món ăn nhanh được nhiều người lựa chọn, nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
- Vì sao bác sĩ khuyên nên dùng cà phê đều đặn mỗi ngày?
- Giảm cân từ các loại quả chúng ta hay sử dụng hằng ngày
- Những tác hại của việc lạm dụng thuốc ngủ đến sức khỏe
Mì ăn liền là món ăn nhanh được nhiều người lựa chọn
Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì ăn liền là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì ăn liền “đóng thế” là bữa chính cho cả gia đình. Nhưng gần đây, có thông tin cho rằng thường xuyên dùng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng hoang mang.
Các thành phần có trong mì gói
Theo các Bác sĩ Tư vấn sức khỏe cho biết, mì ăn liền có thành phần chính là carbohydrate, mì ăn liền còn chứa một lượng chất đạm, chất béo. Hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng này đều thể hiện rõ trên bao bì của sản phẩm. Một số sản phẩm mì ăn liền còn có thêm nguyên liệu khác nữa như trứng, tôm, thịt gà, thịt heo… Trung bình một gói mì ăn liền (70-80g) sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 320-350 kcal.
Dầu trong mì: lại có chất chống lên men thực phẩm – loại chất có thể dẫn làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bệnh gan và nhiễm sắc thể dị thường.
Gói gia vị mì: ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối natri.
Chất liệu làm bát, cốc đựng mì: nếu sử dụng 0,001 mg chất Polystyrene một ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nhà sản xuất nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng nên có thể đã sử dụng tới 0.015 mg chất này.
Trong mì có chứa các chất có thể gây ung thư
Nhu cầu của cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Tác hại của việc ăn mì thường xuyên
Mì ăn liền còn được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy. Vì vậy, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên không chỉ làm cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng. Sau đây là một số tác hại của việc ăn mì thường xuyên:
Gây béo phì
Bạn Trần Trung Huyên sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Tp.HCM chia sẻ: “Tôi thường có sở thích, thói quen ăn mì thường xuyên, có khi thay thế cho bữa cơm chính…Nhưng lại không biết rằng ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn đến béo phì”.
Các vấn đề về tim mạch
Đi cùng với việc ăn quá nhiều mì gói sẽ gây béo phì sẽ kéo theo nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Một số bệnh tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.
Tác hại của việc ăn mì ăn liền thường xuyên
Gây ung thư:
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại mà Thư viện Y Dược biết được thì mì ăn liền với các thành phần phụ gia, màu thực phẩm, chất béo bão hòa, quá nhiều muối, … Các nghiên cứu kết luận rằng mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Hại thận, gây sỏi thận
Trong mỗi gói mì ăn liền đều có một gói gia vị muối tuy mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối nhưng bạn lại thêm muối khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài những tác hại ở trên ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều. Mì ăn liền tuy có nhiều thuận lợi trong việc chế biến nhưng cần nên hạn chế sử dụng mì ăn liền thường xuyên nếu không muốn mắc những căn bệnh ở trên.
Nguồn: bacsy.edu.vn