Bệnh trĩ không chỉ gây ra những khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến công việc. Vậy những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ là gì? Bệnh này có chữa được hay không?
- Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả
- Những loại thực phẩm không dành cho bệnh nhân thiếu máu
- Các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh Covid-19 khi học sinh, sinh viên đi học
Bệnh trĩ
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ
Theo các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ mà mọi người vẫn chủ quan:
- Căng thẳng
Khi căng thẳng, não sẽ sinh ra 1 chất gây áp lực lên cơ thể. Chất này làm cơ thể mệt mỏi, ức chế hệ tiêu hóa, giảm tính năng co giãn cơ vùng hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.
- Lười vận động
Nếu lười vận động, cơ thể sẽ nặng nề, lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không có đủ lượng máu dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động yếu. Lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.
- Không cung cấp đủ lượng chất xơ
Những người ăn ít chất xơ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Vì chất xơ giúp hệ bài tiết tiêu hóa tốt. Ăn ít chất này dễ gây táo bón, lâu dần phát triển thành trĩ.
- Uống nước ít
Cơ thể có 80% là nước. Nước làm tuần hoàn máu tốt và hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, cơ thể cần 2 lít nước. Nếu không đủ lượng nước, cơ thể sẽ mắc các bệnh về da và các bệnh tiêu hóa. Không đủ nước, hậu môn co bóp yếu dần hình thành bệnh trĩ.
- Mang thai và sinh con
Khi mang thai, tử cung thai phụ phát triển, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, trọng lượng thai nhi lớn dần dồn sức xuống vùng xương chậu, hậu môn gây nên chèn ép các tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ. Khi sinh em bé, các bà mẹ phải cố sức đưa em bé ra ngoài càng làm cho các tĩnh mạch, mao mạch,… ở vùng xương chậu, vùng hậu môn chịu tác động mạnh khiến bệnh nặng hơn.
- Tuổi cao
Tuổi cao cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bởi, người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng suy giảm chức năng. Khi độ đàn hồi của cơ vòng kém đi cũng là lúc khiến tĩnh mạch trĩ không có chỗ neo sẽ trượt xuống hậu môn. Điều này gây nên hiện tượng táo bón và bệnh trĩ.
- Đứng, ngồi quá lâu
Nếu phải đứng và ngồi lâu trong thời gian dài sẽ làm cho áp lực cơ thể dồn xuống hậu môn và trực tràng. Sau đó, lưu thông máu bị cản trở, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng gây bệnh trĩ. Nhiều người sở dĩ phải đứng hoặc ngồi lâu do tính chất công việc như: Lái xe, công nhân may, nhân viên văn phòng, giáo viên…
- Táo bón, tiêu chảy
Người bị táo bón, tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục khiến các tĩnh mạch, thành ruột tổn thương gây áp lực lên xương chậu và hậu môn. Điều này chiếm đến 80% nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Làm việc nặng thường xuyên
Người làm việc nặng thường xuyên sẽ gây áp lực vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ yếu đi. Lâu dần gây bệnh trĩ.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ
Hướng dẫn cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Dưới đây là hướng dẫn cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được các bác sĩ khuyên nên làm theo để giảm thiểu tình trạng bao gồm các bước như sau:
- Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hằng ngày và vào 1 giờ cố định, mỗi ngày 1 lần
- Thường xuyên tập thể dục như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
- Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước ngọt…
- Không dùng đồ cay nóng
- Uống đủ nước, tối thiểu mỗi ngày 2 lít nước
- Ăn nhiều rau củ quả
- Vệ sinh cơ thể và hậu môn sạch sẽ
Hãy luyện tập các thói quen tốt nêu trên để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh trĩ này.