Bốn khuyết tật bẩm sinh của bệnh fallot làm đảo lộn cấu trúc của tim, khiến máu nghèo oxy bị trộn lẫn với máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
- Sán lá gan: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa
- Vật lý trị liệu Sài Gòn
- Dấu hiệu và nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Tìm hiểu về chứng bệnh fallot nguy hiểm
Tứ chứng Fallot là gì?
Theo các bác sĩ Vật lý trị liệu Sài Gòn, tứ chứng Fallot – tetralogy of Fallot là một dạng của bệnh tim bẩm sinh gặp với xác suất thấp, với sự kết hợp 4 khuyết tật tim trên cùng một bệnh nhân sơ sinh. Bốn khuyết tật giải phẫu này bao gồm: động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, thông liên thất, hẹp đường thoát thất phải và phì đại thất phải. Bốn khuyết tật này hoàn toàn có thể được chẩn đoán trước sinh hoặc phát hiện ngay sau sinh. Chúng làm đảo lộn cấu trúc của tim, khiến máu nghèo oxy bị trộn lẫn với máu giàu oxy đi nuôi cơ thể. Trẻ mắc bệnh thường có da xanh sao, nhiều trường hợp thậm chí tím tái vì máu đi nuôi cơ thể là máu pha – kém giàu oxy.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tứ chứng Fallot có thể biểu hiện ngay sau sinh hoặc đôi khi phát hiện ở những giai đoạn muộn hơn bởi triệu chứng không rõ rệt. Những trẻ được phát hiện bệnh sớm thường có tiên lượng tốt hơn, có thể sinh hoạt hàng ngày và có cuộc sống bình thường dưới sự chăm sóc y tế thường xuyên và lối sống lành mạnh, hạn chế hoạt động thể lực.
Triệu chứng thường gặp của tứ chứng Fallot
Triệu chứng tứ chứng Fallot phụ thuộc chủ yếu và mức độ hẹp đường thoát thất phải. Đây là yếu tố quyết định chính đến những bất thường huyết động học của bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân khác nhau có thể xuất hiện các triệu chứng với mức độ khác nhau tùy thuộc đặc điểm huyết động học. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Da xanh, niêm mạc nhợt: do máu đi nuôi cơ thể là máu pha, thiếu oxy.
– Thở dốc, khó thở đặc biệt khi ăn.
– Ngất xỉu. Dễ mệt mỏi. Tức ngực khó chịu.
– Ngón tay dùi trống.
– Trẻ em khó tăng cân.
– Tiếng thổi tâm thu.
Ở trẻ nhỏ, đôi khi có những cơn sụt giảm oxy trong máu cấp, khiến đứa trẻ đột nhiên tím tái môi và chân tay. Đứa trẻ thường ngồi xổm theo bản năng. Động tác ngồi này có thể làm tăng lưu lượng máu đến phổi.
Triệu chứng thường gặp của tứ chứng Fallot
Nguyên nhân chính xác gây ra tứ chứng Fallot còn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Bệnh học này xảy ra trong giai đoạn bào thai, khi tim của thai nhi được hình thành và phát triển. Một số yếu tố được chứng minh có liên quan đến việc phát sinh bệnh lý này bao gồm: thai phụ thiếu dinh dưỡng, nhiễm virus hoặc mắc một số rối loạn di truyền.
Bốn bất thường của tứ chứng Fallot
Hẹp van động mạch phổi:
Van động mạch phổi là van từ tâm thất phải lên động mạch phổi. Van này bị hẹp dẫn tới giảm lưu lượng máu lên phổi. Thông thường có thêm tổn thương hẹp dưới van bởi ảnh hưởng của co kéo các cơ dưới van.
Thông liên thất:
Vách liên thất hình thành một lỗ hoặc nhiều lỗ thông thường. Điều này khiến máu giàu oxy bên nửa trái bị trộn lẫn máu nghèo oxy bên nửa phải. Do đó, máu đi nuôi cơ thể là máu pha – nghèo oxy hơn máu đỏ tươi thông thường. Hiện tượng này có thể diễn biến tới hậu quả cuối cùng là suy tim.
Động mạch chủ cưỡi ngựa
Động mạch chủ của bệnh nhân có xu hướng chuyển sang phải và nằm trực tiếp phía trên vị trí thông liên thất. Do đó càng làm nghiêm trọng hơn sự pha trộn máu bởi động mạch chủ lúc này gần tâm thất phải hơn.
Bốn bất thường của tứ chứng Fallot
Phì đại tâm thất phải
Do máu đi nuôi cơ thể không đủ oxy, các cơ quan đều trong tình trạng thiếu oxy trường diễn. Lúc này, tim hoạt động gắng sức liên tục nhằm bù đắp cho nhu cầu oxy bị thiếu lúc. Khi tim hoạt động quá sức, thành tâm thất phải dày dần lên, xuất hiện tổn thương dạng phì đại trên cơ tim. Phì đại tâm thất phải sau này diễn biến tiếp khiến cơ tim cứng lại, trở nên yếu và có nguy cơ suy tim.
Vì là căn bệnh nguy hiểm nên khi thấy trẻ có những dấu hiệu của căn bệnh này thì cần đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn