Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Trang bị kiến thức cần thiết về bệnh đau dạ dày

Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày mà 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc phải

da-day-bi-ton-thuong-do-viem-loet
Dạ dày bị tổn thương do viêm loét

Đau dạ dày là một loại bệnh rất phổ biến với nhiều tác hại nghiêm trọng nhưng tâm lý người Việt vẫn thờ ơ, không quan tâm, điều này dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng để đến khi xảy ra thì “hối đã không kịp”.

Bệnh đau dạ dày và các dấu hiệu dễ nhận biết nhất

Bệnh đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là hiện tượng dạ dày bị tổn thương do bị viêm loét. Đau dạ dày khiến người bệnh luôn bị hành hạ bởi những cơn đau âm ỉ đặc biệt là lúc quá đói hoặc quá no. Những người sử dụng nhiều rượu bia và thức khuya thường xuyên rất dễ mắc phải chứng đau dạ dày. Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Trần Thanh Hùng làm việc tại Bệnh viện YHCT Trường Giang có nhiều dấu hiệu cho biết bạn bị đau dạ dày nhưng dễ nhận biết nhất là các triệu chứng sau:

Đau thượng vị kéo dài

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh dau dạ dày đều gặp phải tình trạng vùng thượng vị, vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất để xác định người bệnh bị đau dạ dày. Những cơn đau âm ỉ, tức bụng, nóng rất khó chịu, không phải đau quằn quại, thỉnh thoảng xuất hiện nhưng kéo dài.

dau-hieu-nhan-biet-benh-dau-da-day
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Chán ăn, ăn không thấy ngon

Rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng làm cho bạn chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh đau dạ dày. Nhưng cũng có một số trường hợp chán ăn do các bệnh khác gây ra như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn tâm thần, không phải bất kỳ trường hợp nào chán ăn cũng là biểu hiện của bệnh đau dạ dày.

Ợ chua, ợ hơi

Khi có những biểu hiện này bạn nên đến ngay các cơ sở Y tế làm xét nghiệm vì khả năng bị đau dạ dày của bạn là rất cao. Do sự vận động không ngừng của dạy dày bị rối loạn dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và thức ăn bị lê men sinh ra ợ hơi, ợ chua. Triệu chứng này thường đi kèm hiện tượng đau sau mũi ức hoặc xương ức tương tự như trường hợp đau thượng vị.

Hay bị buồn nôn và nôn

Cảm giác buồn nôn hoặc nôn xảy ra thường xuyên cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày rất cao do khi nôn thức ăn trong dạ dày trào nhược và đẩy ra bên ngoài nên rất dễ dẫn đến rách thực quản, niêm mạc thực quản, khu vực tâm vị. Đây là biểu hiện chung của các bệnh về dạ dày cấp, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị và xuất huyết dạ dày.

Xuất huyết đường tiêu hóa.

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra máu là hiện tượng rất nguy hiểm do viêm loét dạ dày gây ra. Đây là hiện tượng máu thoát khỏi thành mạnh và chảy vào các ống tiêu hóa, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Phải lập tức đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để điều trị nếu xảy ra hiện tượng này.

Các nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Thống kê Y học của nhóm chuyên gia nghiên cứu về bệnh học nội khoa khi thực hiện khảo sát tại nhiều bệnh viện chỉ ra rằng người cao tuổi, người hút thuốc lá, thường xuyên thức đêm và sử dụng bia rượu có tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao nhất. Có đến 80% người mắc bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori(H.P) gây ra, trong đó có 25% người nhiễm khuẩn H.P nhưng vẫn chưa bị viêm loét dạ dày cho đến khi gặp các tác nhân có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn như hút thuốc lá, rượu bia vi khuẩn H.P sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh dẫn đến viêm loét dạ dày.

vi-khuan-Helicobacter-Pylori
Vi khuẩn Helicobacter Pylori

Lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, trị đau khớp thường xuyên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Thành phần chính của các loại thuốc này làm làm giảm chất bảo vệ dạ dày Prostagladine, khiến cho dạ dày dễ bị viêm loét. Theo Tin tức Y tế cho thấy 15% người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm liên tục 3 tháng mắc viêm loét dạ dày, 60% số người nhập viện vì viêm loét dạ dày đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra nếu sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau liên tục trên 1 năm có thể gây xuất huyết dạ dày.

Ăn uống không điều độ, ăn sai bữa, bỏ bữa cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, bên cạnh đó với áp lực công việc thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng là yếu tố gây ra bệnh đau dạ dày.

Hướng dẫn điều trị bệnh đau dạ dày với những cách đơn giản hiệu quả

Các bác sỹ bệnh nội khoa có lời khuyên nên sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh đau dạ dày, vừa hiệu quả mà lại không tác dụng phụ.

Có thể sử dụng một trong các cách sau để điều trị bệnh đau dạ dày:

Đu đủ tươi 3-4 quả, gọt vỏ, rửa sạch, ép lấy nước uống 3 lần/ngày vào các buối sáng, trưa, tối. Dùng thường xuyên 1 tháng có thể chữa khỏi bệnh đau dạ dày.

Đun 500ml mật ong rừng trên lửa nhỏ, khuấy đều đến khi có bọt và mật ong chuyển sang màu vàng sậm, cho thêm 150g bột mỳ vào đánh đều tay, tiếp theo thêm 200g bột soda vào đảo đến khi tan bọt là được. Đựng hỗn hợp vào lọ sứ hoặc thủy tinh, dùng mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa trước khi ăn 20 phút sẽ điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày mãn tính

Người bị đau dạ dày nhẹ có thể sử dụng dấm ăn để giúp tăng cảm giác thèm ăn và chữa bệnh đau dạ dày.

Nghệ là loại củ dễ kiếm với nhiều công dụng tuyệt vời một trong số đó chính là điều trị bệnh đau dạ dày. Dùng 500g bột nghệ hòa cùng 500ml mật ong rừng, vo viên bằng đầu ngón tay, phơi khô. Sử dụng ngày 3 lần, mỗi lần 2-3 viên trong vòng nửa tháng có thế thấy được hiệu quả rõ rệt chữa đau dạ dày.

nghe-va-mat-ong-dieu-tri-dau-da-day
Sử dụng nghệ và mật ong viên tròn điều trị đau dạ dày

Đặc biệt những người bị đau dạ dày phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng giờ giấc, ăn nhiều rau xanh và hạn chế các đồ cay nóng, không hút thuốc lá cũng như sử dụng bia rượu, cân bằng thời gian sinh hoạt trong ngày, không thức quá khuya.