Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị bệnh đái tháo nhạt

Hiện nay bệnh đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì bệnh ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy đái tháo nhạt là gì và bệnh có nguy hiểm không?

Tìm hiểu bệnh đái tháo nhạt cũng như nguyên nhân và cách điều trịTìm hiểu bệnh đái tháo nhạt cũng như nguyên nhân và cách điều trị

Định nghĩa về bệnh đái tháo nhạt

Theo các bác sĩ nội khoa, đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính do tình trạng suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hoá nước ở cơ thể. Người mắc bệnh đái tháo nhạt thường hay khát nước và đi tiểu nhiều lần bất kể ngày đêm. Đái tháo nhạt được chia thành hai thể khác nhau: đái tháo nhạt thể thần kinh trung ương và đái tháo nhạt thể ngoại biên.

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là người bệnh thường xuyên đi tiểu, nước tiểu loãng và nhạt, hay đi tiểu vào ban đêm, thường xuyên khát nước. Hậu quả là nếu không được điều trị bệnh có dẫn đến biến chứng làm tăng lượng natri trong máu, dẫn đến lú lẫn, co giật và tử vong. Bệnh biểu hiện rõ hơn ở những bệnh nhân già hoặc trẻ em gây tình trạng mất nước và các triệu trứng: nhịp tim nhanh, huyết áp tụt; yếu cơ, đau cơ; sốt, đau đầu, sút cân; xét nghiệm thấy tăng natri máu, đi tiểu nhiều, khát nước, tăng áp lực thẩm thấu máu…Bệnh nhân thường uống nhiều nước bất kể ngày lẫn đêm mà vẫn không thấy hết khát.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt là do xuất hiện các khối u ở vùng dưới đồi của tuyến yên. Các khối u này liên quan trực tiếp đến sự bài tiết hormone ADH gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Chấn thương đầu hoặc viêm màng não cũng có thể là nguyên nhân đến bệnh đái tháo nhạt thể thần kinh. Còn bệnh đái tháo nhạt mô thận có thể do di truyền hoặc  bởi các loại thuốc như lithium. Đái tháo nhạt là một căn bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn là nữ giới và có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì thế theo các bác sĩ tư vấn khi bị mắc bệnh đái tháo nhạt chúng ta cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Khi mắc bệnh đái tháo nhạt điều dầu tiên chúng ta cần làm là tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh

Khi mắc bệnh đái tháo nhạt điều đầu tiên chúng ta cần làm là tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo nhạt

Để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt, cần tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh nhân có thể được sử dụng thêm phương pháp  MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ và các xét nghiệm bổ sung khác. Điều trị bệnh đái tháo nhạt phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên thì bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác (liên quan đến não) thì người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc điều trị chuyên biệt mà không cần đến phẫu thuật.

Bên cạnh đó bệnh nhân nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước bệnh nhân không nên uống quá ít hoặc quá nhiều mà chỉ nên uống một lượng vừa đủ để giúp thận có thể hoạt động ổn định trở lại.

Theo chuyên mục tin tức y tế đưa ra lời khuyên, khi được xác định bệnh đái tháo nhạt người bệnh không nên uống quá nhiều nước, khi khát nước chỉ nên uống lượng vừa đủ. Tuân thủ phác đồ điều trị và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần tìm bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm khi cần phẫu thuật, thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân vẫn có cảm giác khát nước hoặc tình trạng khát nước ngày càng nặng thêm.

Nguồn: bacsy.edu.vn