Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Phương pháp điều trị bệnh viêm tụy cấp hiệu quả

Nắm được phương pháp điều trị bệnh viêm tụy cấp giúp người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Bệnh viêm tụy cấp là căn bệnh như thế nào?

Bệnh viêm tụy cấp là căn bệnh như thế nào?

Bệnh viêm tụy cấp là căn bệnh như thế nào?

Theo các bác sĩ nội khoa, tuyến tụy là một tuyến nằm sau phúc mạc tại vùng thượng vị, màu trắng nhạt, nặng khoảng 80g, có hình dạng phẳng dài nằm phía sau dạ dày sát thành bụng sau. Viêm tụy là khái niệm chỉ tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tụy. Tuyến tụy mỗi ngày sản xuất khoảng 0,8 lít dịch chứa các enzym giúp tiêu hóa và một số hormone có vai trò điều chỉnh đường huyết của cơ thể (glucose). Viêm tụy có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày trong viêm tụy cấp. Hoặc thậm chí viêm tụy kéo dài qua nhiều năm trong viêm tụy mạn. Đối với những viêm tụy nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi dù không cần điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp nặng và biến chứng phức tạp, bệnh nhân có thể gặp đe dọa tính mạng.

Tụy là một tuyến nội tiết sản xuất ra insulin, glucagon và lipocain; đồng thời cũng là một tuyến ngoại tiết chế tiết ra dịch tụy với rất nhiều enzym tuyến tụy (chủ yếu là trypsinogen, chymotrysinogen, lipase tụy và amylase). Nhu mô tụy cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết – nơi chứa rất nhiều các hạt nhỏ chứa enzym tiêu hóa dưới dạng tiền chất như kể trên. Thông thường, chỉ khi enzym tuyến tụy đổ vào ruột non, các enzym này mới được kích hoạt. Viêm tụy xảy ra do hiện tượng kích hoạt sớm các enzym này ngay khi chúng vẫn còn trong tuyến tụy. Hiện tượng này khiến các enzym đã hoạt hóa sẽ trực tiếp tấn công gây tổn thương các tế bào tụy,  khởi phát quá trình viêm với nhiều triệu chứng và biến chứng liên quan đến viêm tụy.

Trong những trường hợp các đợt viêm tụy cấp lặp đi lặp lại, có thể khiến tổn thương trên nhu mô tuyến tụy diễn biến kéo dài và dẫn đến viêm tụy mãn tính. Mô sẹo hình thành trong tuyến tụy như một hệ quả của viêm kéo dài, gây phá hủy cấu trúc và mất chức năng vùng nhu mô tương ứng. Hoạt động nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy đều có thể bị ảnh hưởng gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa và bệnh tiểu đường.

Phương pháp điều trị đối với viêm tụy

Phương pháp điều trị đối với viêm tụy

Phương pháp điều trị đối với viêm tụy

Theo các bác sĩ tư vấn, viêm tụy cấp thông thường bắt buộc phải nhập viện để chăm sóc và điều trị. Trước tiên phải đánh giá mức độ và tiên lượng của bệnh nhân, đối với các ca viêm tụy cấp thể nhẹ tiên lượng tử vong chỉ khoảng 1%; trong khi các ca thể nặng tỉ lệ tử vong từ 10-15% thậm chí 30-35% nếu có biến chứng nhiễm khuẩn. Có thể điều trị kết hợp nội khoa và chỉ định ngoại khoa khi cần thiết, đồng thời theo dõi diễn biến của bệnh để chỉ định ngoại khoa kịp thời. Không quên điều trị các biến chứng và điều trị nguyên nhân nếu có.

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa giảm tiết dịch tụy bằng cách tạm thời dừng cho ăn.  Khi tình trạng viêm được kiểm soát, có thể bắt đầu uống các chất lỏng và ăn thức ăn nhạt. Một số trường hợp có thể chỉ định hút dịch dạ dày liên tục, hoặc các thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton (IPP) nhằm giảm tiết dịch tụy. Ngoài ra còn một số phương pháp như:

  • Thuốc giảm đau: Viêm tụy có thể gây ra những cơn đau nặng nề. Các thuốc giảm đau, giảm co thắt có thể được chỉ định như N-Butylhyoscin, thuốc gây tê Procain, Lidocain 1%…
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch (IV): Thay thế cho ăn uống bằng đường miệng, hỗ trợ điều trị giảm tiết dịch tụy, đồng thời bù nước cho bệnh nhân.
  • Phòng và điều trị sock: Bù đủ nước và điện giải. Trong các trường hợp sock nhiễm độc ngoài bù dịch đầy đủ có thể sử dụng thuốc vận mạch.

Điều trị ngoại khoa

Bệnh nhân mắc bệnh viêm tụy sẽ được can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán không loại được một bệnh ngoại khoa khác.
  • Có biến chứng ngoại khoa: xuất huyết nội, viêm phúc mạc, áp xe tuỵ.
  • Có bệnh đường mật kết hợp chỉ định can thiệp ngoại để giải toả, dẫn lưu đường mật.
  • Thất bại điều trị nội, khi đã điều trị nội khoa tích cực mà không cải thiện được tình trạng bệnh.

Điều trị các nguyên nhân viêm tụy

Điều trị các nguyên nhân viêm tụy

Sau khi kiểm soát được tình trạng viêm tụy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm tụy, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị nguyên nhân cơ bản để chấm dứt dứt điểm bệnh:

  • Phẫu thuật loại bỏ các vật cản đường mật: Viêm tụy do bị chặn hay thu hẹp ống mật có thể yêu cầu thủ tục mở hoặc mở rộng ống mật. Thủ thuật được gọi là nội soi ngược dòng (ERCP) sử dụng ống dài với máy ảnh để kiểm tra tuyến tụy và đường mật. Ống được chuyển xuống cổ họng, và máy ảnh gửi hình ảnh của hệ thống tiêu hóa để theo dõi. ERCP có thể trợ giúp trong chẩn đoán các vấn đề ống mật và sửa chữa.
  • Phẫu thuật túi mật: Nếu sỏi mật gây viêm tụy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
  • Phẫu thuật tụy: Phẫu thuật có thể là cần thiết để thoát dịch từ tuyến tụy hoặc loại bỏ mô bệnh.
  • Điều trị nghiện rượu: Uống nhiều rượu mỗi ngày trong nhiều năm có thể gây viêm tụy. Nếu điều này là nguyên nhân của viêm tụy, bác sĩ có thể đề nghị chương trình điều trị cho người nghiện rượu. Tiếp tục uống có thể gây viêm tụy và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh viêm tụy là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng, vì thế bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: bacsy.edu.vn